
Phụ huynh, học sinh tìm hiểu về xét tuyển đại học tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển đại học 2025 - Ảnh: THANH HIỆP
Việc Trường đại học cũng rối với bách phân vị
Phụ huynh, học sinh tìm hiểu về xét tuyển đại học tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển đại học 2025 - Ảnh: THANH HIỆP
Việc Trường đại học cũng rối với bách phân vị
Tuy nhiên, bách phân vị chỉ có ý nghĩa nội bộ, trong phạm vi từng tổ hợp. Không thể dùng bách phân vị để so sánh chéo giữa các tổ hợp khác nhau như A00, C00 hay D01... vì mỗi tổ hợp có cách ra đề, phổ điểm và đối tượng thí sinh rất khác nhau.
Một nguyên tắc quan trọng nhưng thường bị bỏ qua: bách phân vị chỉ có ý nghĩa đối sánh khi dữ liệu đến từ những thí sinh thi cả hai tổ hợp. Chỉ khi cùng một người làm tất cả các môn thi của cả hai tổ hợp xét tuyển với nỗ lực thật mới có thể thiết lập mối tương quan giữa hai phân bố điểm.
Ngược lại, nếu sử dụng dữ liệu của hai nhóm thí sinh độc lập, ví dụ nhóm thi A00 và nhóm thi D01, thì mọi phép quy đổi đều thiếu cơ sở khoa học. Vì hai nhóm có thể có năng lực, định hướng học tập và mục tiêu làm bài khác nhau nên không thể so sánh trực tiếp.
Nguy cơ lệch kết quả
Một thực tế phổ biến hiện nay là nhiều thí sinh chỉ tập trung ôn luyện tổ hợp xét tuyển chính, còn các môn khác chỉ thi để "đủ tổ hợp", không đặt mục tiêu xét tuyển. Việc này dẫn đến tình trạng làm bài "cho có", khiến điểm thấp và kéo cả phổ điểm tổ hợp đó xuống.
Hệ quả là có những thí sinh đạt điểm trung bình nhưng lại vọt lên phân vị cao có thể do không vì giỏi, mà vì nhiều người khác không nỗ lực làm bài. Nếu dùng những phân vị này để quy đổi sang tổ hợp khác sẽ dẫn đến điểm chuẩn ảo, phản ánh sai mặt bằng thực tế.