Nhiều bạn đọc đồng tình cần sớm có Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân và đưa ra xử phạt nặng, thậm chí có những vụ án điểm về tình trạng lừa đảo, mua bán thông tin cá nhân.
Mục lục
Ngày càng nhiều thông tin cá nhân người dùng bị đánh cắp trên mạng - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Sau bài viết trên Tuổi Trẻ Online: Trung tướng Nguyễn Minh Đức: 'Đối tượng gọi điện, nêu rõ số căn cước, vậy lộ lọt ở đâu?’, nhiều bạn đọc bày tỏ băn khoăn, bức xúc trước tình trạng bị lộ thông tin cá nhân và thường xuyên bị làm phiền, lừa đảo từ các cuộc gọi điện thoại.
Nhiều bạn đọc thắc mắc việc lộ lọt những Vô tư cung cấp thông tin cá nhân trên mạng rồi lại khóc lóc 'không biết sao bị lừa'Luật hóa việc bảo vệ dữ liệu cá nhân
Cùng tâm trạng bức xúc như trên, bạn đọc Dương Văn Tuấn cho biết đã nhận được những cuộc gọi mà bị gọi “đích danh” tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, thậm chí cả căn cước công dân và “hù dọa” anh về việc tham gia mở doanh nghiệp ở TP.HCM và doanh nghiệp này lọt vào tầm ngắm của cơ quan điều tra…
Ngạc nhiên hơn, bạn đọc Trịnh Văn Tiến kể anh vừa nhận hàng giúp vợ xong thì 1 giờ sau các đối tượng lừa đảo đã gọi điện thông tin có gói hàng, đọc đúng thông tin tên người gửi và người nhận. Đối tượng này cho biết gói cước chỉ 15.000 đồng, là quy định của bưu cục.
“Rất may chúng tôi cảnh giác không chuyển để họ dẫn dắt các bước tiếp theo. Vấn đề đặt ra là ai đã tuồn thông tin chính xác như vậy cho lừa đảo?
Lừa đảo đã lên cấp độ mới là thông tin đưa ra rất chính xác, nên những “con mồi” làm sao không tin cho được” - bạn đọc Tiến đặt vấn đề.
Nhiều trường hợp bạn đọc mới đăng ký số điện thoại, dù chưa có bất kỳ giao dịch và cung cấp thông tin cho bên thứ ba, nhưng chỉ… 1 ngày sau đã liên tiếp nhận được những cuộc gọi lừa đảo.
Trong khi đó, có những bạn đọc thắc mắc mặc dù đã có VNeID để giao dịch, quy định không yêu cầu người dân phải trình căn cước công dân, nhưng một số cơ sở dịch vụ vẫn yêu cầu.
Đơn cử, bạn đọc Vũ Bình cho biết nhiều khách sạn, hoặc đi mua hàng giá trị lớn vẫn đòi hỏi căn cước công dân, thậm chí photo lại để lưu thông tin.
Bạn đọc Thế Long đặt vấn đề: nguy cơ lộ, lọt thông tin cá nhân diễn ra ở khắp nơi, như mua hàng trên các trang thương mại điện tử, chuyển hàng qua các bưu cục, giao dịch ở các tổ chức tín dụng, các tổ chức cầm đồ và các công ty di động…
Có chuyện lộ, lọt dữ liệu từ cá nhân, tổ chức kiểm soát dữ liệu
Những thủ đoạn trên của các đối tượng đã được trung tướng Nguyễn Minh Đức - phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội - chỉ ra khi thảo luận tổ về dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân chiều 12-5.
Với vai trò là cơ quan thẩm tra dự luật, ông cho biết dự luật đưa ra những khái niệm mới, nhằm hướng đến việc bảo vệ dữ liệu của cá nhân.
Điện lực TP.HCM khẳng định không thu tiền qua Zalo và tin nhắn SMS, cảnh báo lừa đảoĐỌC NGAY
Đơn cử như quy định của chủ thể dữ liệu, chủ sở hữu dữ liệu, bên kiểm soát dữ liệu, bên thứ ba.
Việc quy định rõ quyền và nghĩa vụ chủ thể dữ liệu cá nhân trong phạm vi nào để đảm bảo trách nhiệm liên quan.
Việc này nhằm nâng cao vai trò, nhận thức của các bên trong việc bảo vệ dữ liệu.
Ông Đức cũng nhìn nhận thực tế, tình trạng lộ, lọt dữ liệu cá nhân diễn ra đáng lo ngại.
Qua các vụ án cho thấy có lộ, lọt từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có cả cá nhân của tổ chức đang thực hiện nhiệm vụ kiểm soát dữ liệu, xử lý dữ liệu do thiếu trách nhiệm, hạn chế nhận thức trong bảo vệ dữ liệu cá nhân, có vụ lợi hoặc có thể không vụ lợi nhưng để lộ, lọt.
"Đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gọi qua số điện thoại, nêu rõ ta chưa nộp tiền điện, số hợp đồng điện, số căn cước công dân, vậy lộ, lọt ở đâu?
Việc biết bất kỳ số điện thoại của bất cứ cá nhân nào, sau đó gọi đe dọa, cưỡng đoạt tài sản rất nhiều, đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ” - trung tướng Nguyễn Minh Đức dẫn chứng.
Trước thực trạng trên, nhiều bạn đọc cũng kiến nghị cần sớm có cơ chế bảo mật dữ liệu thông tin cá nhân, nhất là phải xây dựng pháp luật tăng hình phạt cho những người lừa đảo qua không gian mạng.
Cùng đó, tăng mức phạt đối với cá nhân, tổ chức cố tình lộ và bán thông tin của khách hàng, đưa một số vụ điển hình ra xử lý làm án điểm để ngăn chặn triệt để tình trạng “bán thông tin nhộn nhịp như bán rau ngoài chợ”.
Trung tướng Nguyễn Minh Đức: 'Đối tượng gọi điện, nêu rõ số căn cước, vậy lộ lọt ở đâu?'
Nhiều đại biểu kiến nghị cần làm rõ các khái niệm về dữ liệu cá nhân cần được bảo vệ và có biện pháp quản lý với những trường hợp giao dịch, đặc biệt trên môi trường điện tử.
Đã có cuộc tranh luận khá sôi nổi sau khi Tuổi Trẻ Online đăng tải bài báo về một trong những lối ra của việc quá tải bệnh viện: cấp thuốc 2 tháng/lần cho người bệnh mạn tính và câu chuyện tại Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội.
(Chinhphu.vn) – Vì lợi nhuận từ doanh thu hàng trăm tỷ đồng, các đối tượng đã lợi dụng sự thông thoáng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp để thực hiện muôn kiểu thủ đoạn trong sản xuất, buôn bán hàng giả.
TPO - Cristiano Ronaldo Jr, con trai cả của Cris Ronaldo, đã trải qua một ngày đáng nhớ khi anh ra mắt đội tuyển U15 Bồ Đào Nha ở giải đấu quốc tế Vlatko Markovic Cup đang được tổ chức tại Croatia.
Một bé gái 2 tháng tuổi, bụng thường bị căng trướng, không đi tiêu nhiều ngày, nôn ói. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ thăm khám phát hiện bé bị teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp.
Đó là thực trạng đáng báo động được đưa ra tại diễn đàn 'Điều em muốn nói' lần 3 với chủ đề 'Nói không với thuốc lá, thuốc lá điện tử và chất gây nghiện mới' chiều 14-5.
Một người đàn ông 47 tuổi (ngụ tỉnh Long An) vừa được các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) phẫu thuật thành công loại bỏ khối bướu khổng lồ nặng 8kg đang chèn ép, làm suy yếu chức năng cơ quan nội tạng.
Bằng tiếp cận đổi mới có tính thời đại và đồng nhất với các đại học hàng đầu, Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đã định hình vai trò của một đại học đa ngành, sáng tạo và có trách nhiệm trong kỷ nguyên mới.
Tại Diễn đàn “Chuỗi đổi mới tài chính thế giới - Việt Nam 2025 ” (WFIS 2025), Techcombank là ngân hàng duy nhất được vinh danh 2 trên tổng số 9 giải thưởng , khẳng định dấu ấn tiên phong trong đổi mới công nghệ tại thị trường trong nước và trong khu vực.