Đến năm 2050, mỗi năm có khoảng 10 triệu người chết do thuốc kháng sinh không còn hiệu quả với vi rút, vi khuẩn và các mầm bệnh khác.
Mục lục
Bà Stella Kyriakides, ủy viên Liên minh châu Âu về sức khỏe và an toàn thực phẩm, phát biểu tại phiên họp “Đối mặt với một thế giới không có thuốc kháng sinh” - Ảnh: FORTUNE
Đó là khẳng định của các chuyên gia tại phiên họp của Diễn đàn Kinh tế thế giới về tình trạng kháng thuốc Dùng kháng sinh dù 1 lần/năm cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng huyếtĐỌC NGAY
Theo tạp chí Fortune, hiện tại các bệnh nhiễm trùng đang trở nên khó điều trị hơn và đôi khi không thể điều trị được. Báo cáo cho thấy các bệnh nhiễm trùng đa kháng thuốc (MDR) và kháng thuốc rộng rãi (XDR), như viêm phổi, bệnh lao và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đang gia tăng nhanh chóng.
Ngoài thuốc dành cho con người, thuốc kháng sinh được thêm vào thức ăn nông nghiệp nhằm giữ cho vật nuôi khỏe mạnh cũng vô tình thúc đẩy AMR. Trên thực tế, hơn một nửa số thuốc kháng sinh sản xuất ở Mỹ được sử dụng trong nông nghiệp, theo Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm AMR giết chết nhiều người hơn cả HIV và sốt rét.
Trên thực tế, đây là căn bệnh nguy hiểm thứ ba trên thế giới so với các bệnh truyền nhiễm, chỉ sau COVID-19 và bệnh lao.
Theo tuyên bố vào tháng 11-2023 của WHO, quá trình nghiên cứu lâm sàng các loại thuốc chống vi trùng mới “gần như cạn kiệt”.
Bà Stella Kyriakides - ủy viên Liên minh châu Âu về sức khỏe và an toàn thực phẩm - gọi vấn đề này là “đại dịch thầm lặng trong thời kỳ COVID-19”.
Bà Helen Clark - cựu thủ tướng New Zealand và cựu quản lý của Cơ quan Phát triển Liên Hiệp Quốc - nói: “AMR có thể im lặng, nó đang rình rập chúng ta, nhưng rõ ràng là nó ở đó và ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người”.
Vấn đề kháng thuốc kháng sinh đi kèm một cái giá kinh tế khổng lồ, có thể lên tới 100.000 tỉ USD hoặc hơn vào năm 2050, do các yếu tố như chi phí chăm sóc sức khỏe và năng suất bị giảm, chiếm khoảng 1% GDP toàn cầu.
Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet Planetary Healt, ô nhiễm không khí có thể khiến tình trạng kháng kháng sinh trở nên tồi tệ hơn.
Không chỉ các điểm đến quen thuộc như bến Ninh Kiều hay chợ nổi Cái Răng, du lịch Cần Thơ sau sáp nhập giờ đây là bức tranh tổng thể, với cả cảnh quan thiên nhiên và chiều sâu văn hóa.
Mấy ngày này, trên địa bàn xã Nhôn Mai liên tục xảy ra mưa lớn kèm giông lốc, chính quyền đã thực hiện di dời khẩn cấp 19 hộ dân ra khỏi vùng nguy cơ cao bị lũ quét, sạt lở núi.
Chiều 21-7, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy đã ra sân bay đón em Lê Phan Đức Mân, học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, vừa đoạt huy chương bạc cuộc thi toán quốc tế 2025, và trao thưởng nóng 50 triệu đồng.
161 người có quê ở 16 tỉnh, thành Việt Nam được Campuchia phát hiện từ các tổ chức lừa đảo tại đất nước này. Họ phải tham gia lừa đảo bằng nhiều hình thức, nếu không đạt chỉ tiêu sẽ bị hành hạ.
Bên cạnh công bố điểm sàn xét tuyển từ 18 - 21 điểm, Trường đại học Công nghiệp Hà Nội đã công bố bảng quy đổi điểm thi tốt nghiệp THPT với học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy.
(Chinhphu.vn) - Mới đây (ngày 15/7), Long Châu và Công ty TNHH Organon (Organon Việt Nam) thuộc tập đoàn dược phẩm có trụ sở chính tại Hoa Kỳ chuyên về chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ đã ký kết hợp tác chiến lược.
Cơ quan chức năng đã vào cuộc, chỉ ra các hành vi vi phạm của Công ty cổ phần Dược trung ương 3 liên quan số thuốc bị buộc tiêu hủy nhưng lại lọt ra ngoài.