Việc duy trì sức khỏe tiêu hóa thông qua chế độ ăn uống và lối sống là điều vô cùng quan trọng.
Mục lục
Hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể - Ảnh minh họa
Rối loạn tiêu hóa có phải bệnh lý?
Bác sĩ Trần Văn Sơn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết tiêu hóa là quá trình chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thu qua thành ống tiêu hóa và đi vào máu.
Quá trình này diễn ra từ miệng đến ruột già. Bất kỳ yếu tố nào gây rối loạn, cản trở hoặc làm gián đoạn quá trình tiêu hóa trong ống tiêu hóa đều được gọi là
Chế độ ăn uống hợp lý giúp cải thiện chức năng tiêu hóa - Ảnh minh họa
Thực phẩm nên tránh để bảo vệ hệ tiêu hóa
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lan Hương - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa mà còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Để bảo vệ hệ tiêu hóa, cần tránh những thực phẩm tái sống, bởi chúng có thể chứa vi khuẩn có hại, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột và gây rối loạn tiêu hóa. Cần tránh các sản phẩm không đảm bảo vệ sinh có thể chứa hóa chất độc hại, gây tổn thương đường ruột.
Bên cạnh đó tránh các loại đồ uống có cồn và caffeine ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Trái cây chứa nhiều axit như cam, chanh có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy hoặc đầy hơi.
Nên tránh hoa quả sấy khô vì chúng chứa hàm lượng đường cao, có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa, gây táo bón hoặc tiêu chảy. Cuối cùng tránh các món chiên rán và gia vị cay nóng có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và trào ngược axit.
Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, cần tuân thủ một số nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng để bảo vệ hệ tiêu hóa tốt nhất như sử dụng thực phẩm sạch và có nguồn gốc rõ ràng. Ăn uống điều độ, ưu tiên ăn nhiều vào buổi sáng và trưa, hạn chế ăn quá nhiều vào buổi tối.
Bổ sung rau xanh và hoa quả vào chế độ ăn uống hằng ngày. Uống đủ nước mỗi ngày, có thể bổ sung nước khoáng chứa kali và magie. Tăng cường vitamin C từ các loại trái cây như ổi, bưởi.
Những thực phẩm tốt, có lợi cho hệ tiêu hóa
Sữa chua: Chứa nhiều probiotics giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và giảm triệu chứng hội chứng ruột kích thích.
Kefir: Một loại sữa lên men chứa nhiều vi khuẩn có lợi, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch.
Giấm táo: Giúp kích thích sản xuất axit dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa chất béo, carbohydrate và protein.
Trà Kombucha, kim chi: Chứa nhiều probiotic có lợi cho đường ruột nhờ quá trình lên men tự nhiên, giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm viêm nhiễm đường ruột.
Dưa bắp cải: Cung cấp vi khuẩn lactobacillus giúp loại bỏ vi khuẩn có hại, giảm triệu chứng hội chứng ruột kích thích; Giàu các hợp chất như sulforaphane hỗ trợ ngăn ngừa tổn thương do oxy hóa.
Dầu dừa: Có tính kháng khuẩn, kháng vi rút, giúp cân bằng vi khuẩn trong đường ruột.
Cá hồi: Giàu omega-3, có tác dụng chống viêm, hỗ trợ chữa lành tổn thương trong hệ tiêu hóa.
Tỏi: Rất giàu chất dinh dưỡng bao gồm hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides có tác dụng chống viêm. Đồng thời, thành phần germanium và selen trong tỏi giúp cơ thể chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Sô cô la đen: Chứa nhiều hợp chất hữu cơ có hoạt tính sinh học như polyphenol, flavonoid và catechin giúp loại bỏ các gốc tự do.
Nước hầm xương: Cung cấp L-glutamine, glycine, arginine và khoáng chất hỗ trợ chống viêm, giúp chữa lành tổn thương đường ruột.
Hành tây: Giàu chất xơ hòa tan giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi và cải thiện tiêu hóa.
Thực phẩm giàu chất xơ: Như atisô, đậu, quả mâm xôi và táo giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh đường ruột.
Các nhóm thức ăn tốt cho đường ruột và hệ tiêu hóa của chúng ta
Hệ tiêu hóa chứa nhiều vi khuẩn cùng tồn tại trong ruột và có những chứa năng khác nhau. Các vi khuẩn có lợi, chủ yếu là vi khuẩn đường ruột, giúp tiêu hóa thức ăn, tổng hợp một số vi chất dinh dưỡng và hỗ trợ hệ miễn dịch.
TPO - Từ ba lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tài chính, khoa học và công nghệ, các đại biểu Quốc hội sẽ lựa chọn 2 bộ trưởng để chất vấn tại kỳ họp thứ 9.
TPO - Trong quá trình tuần tra kiểm soát, lực lượng bảo vệ rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải đã phát hiện người dân phá rừng tự nhiên phòng hộ thuộc lâm phần quản lý của đơn vị để làm rẫy.
Tại sự kiện, Công ty TNHH Y Dược Vi Diệu Nam ghi dấu ấn với hoạt động giới thiệu sản phẩm và trị liệu miễn phí, góp phần lan tỏa tinh hoa y học cổ truyền Việt Nam.
TPO - Liên tục tiếp nhận các ca tai biến nghiêm trọng do phẫu thuật thẩm mĩ, tiêm chất làm đầy tại các cơ sở không được cấp phép, Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mĩ (Bệnh viện Bạch Mai) cảnh báo về tình trạng làm đẹp “chui” đang diễn ra tràn lan, đẩy nhiều người vào cảnh “tiền mất, tật mang”, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
TPO - Xét xử phúc thẩm, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng từ chối luật sư được chỉ định; còn bị cáo Lê Thanh Vân xin hoãn phiên tòa vì các luật sư bào chữa của ông đều vắng mặt.
TPO - Bộ Xây dựng cho biết, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, tình trạng khan hiếm nguồn cung kéo dài, mất cân đối cơ cấu sản phẩm, thiếu nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, thu nhập trung bình.
TPO - Mở rộng điều tra vụ án buôn lậu xăng dầu do Lê Tấn Hòa cùng đồng bọn thực hiện, cơ quan công an đã khởi tố thêm 30 đối tượng thuộc Công ty Saigon Transco, 2 cán bộ Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (nay là Chi cục Hải quan khu vực XV) và 2 đối tượng tiêu thụ.
Mặc dù ngành bảo hiểm xã hội tại Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nhằm xử lý tình trạng nợ đọng, song đến hết quý I năm 2025, tình trạng chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vẫn diễn ra ở nhiều đơn vị, đặc biệt trong khu vực doanh nghiệp tư nhân.
Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) cùng Công ty Công nghệ Thanh toán Toàn cầu (Mastercard) chính thức công bố ra mắt Thẻ đồng thương hiệu (co-badged card) đầu tiên giữa NAPAS và Mastercard với 06 ngân hàng thương mại tại Việt Nam gồm Agribank, BIDV, TPBank, Nam A Bank, PVcomBank và Vikki Bank.