Bỏ hay giữ hội đồng trường đại học thành viên?

Admin

Nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại nếu bỏ hội đồng trường ở các trường ĐH thành viên ĐH Quốc gia, ĐH vùng có thể ảnh hưởng đến quyền tự chủ của các trường này.

hội đồng trường - Ảnh 1.

PGS.TS Phan Thanh Bình, nguyên chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Quốc hội, lưu ý một số nội dung cần tập trung thảo luận trong kỳ họp hội đồng trường Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: NHƯ QUỲNH

Theo dự thảo lần hai dự án Bỏ hay giữ hội đồng trường đại học thành viên? - Ảnh 2.

PGS.TS Lê Tuấn Lộc, chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), phát biểu ở tọa đàm lấy ý kiến về chính sách xây dựng Luật Giáo dục ĐH (sửa đổi) tại TP.HCM - Ảnh: CÔNG ĐỊNH

Cần làm rõ mối quan hệ

Liên quan đến đề xuất chưa đưa nội dung "không thành lập hội đồng trường ở các trường ĐH thành viên" vào dự thảo luật lần này, ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng về mặt chủ trương, định hướng của Đảng vẫn yêu cầu có hội đồng trường trong các cơ sở giáo dục ĐH.

Việc giữ nguyên chế định hội đồng trường trong cơ cấu tổ chức của các trường ĐH thành viên để đảm bảo các trường ĐH thành viên là một cơ sở giáo dục ĐH tự chủ học thuật, phát triển văn hóa tổ chức riêng biệt, phù hợp với nguyên lý của mô hình hệ thống ĐH trên thế giới.

ĐH Quốc gia TP.HCM đề xuất sửa đổi, bổ sung một số vấn đề để khắc phục những tồn tại, bất cập trong thực tiễn hiện nay: cần phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, quy trình thành lập và hoạt động của hội đồng ĐH quốc gia, hội đồng ĐH vùng và hội đồng ĐH.

Theo tinh thần Luật Giáo dục ĐH hiện hành, hội đồng ĐH quốc gia, hội đồng ĐH vùng và hội đồng ĐH được ghi nhận như nhau. Cần làm rõ mối quan hệ giữa hội đồng ĐH quốc gia hoặc hội đồng ĐH vùng với hội đồng trường ĐH thành viên; đảm bảo hội đồng trường là thiết chế quản trị giúp đảm bảo nguyên tắc tự chủ - trách nhiệm - giám sát trong trường ĐH thành viên; và hội đồng ĐH đóng vai trò quyết định các quyết sách mang tính hệ thống, đặc biệt là khi ĐH quốc gia, ĐH vùng là đơn vị thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng, ví dụ hoạch định chiến lược cấp hệ thống; phối hợp, điều tiết và chia sẻ nguồn lực chung…

PGS.TS Đỗ Trung Hải, hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp (ĐH Thái Nguyên), nhận định vai trò của hội đồng trường này với ĐH Thái Nguyên đang rất tốt, sự hợp tác giữa hội đồng trường và ban giám hiệu cũng rất tốt. Ông Hải kiến nghị giữ nguyên hội đồng trường của trường ĐH thành viên ĐH vùng như hiện tại.

Vì sao đề xuất bỏ hội đồng trường ĐH thành viên?

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, khi tổng kết thực hiện Luật Giáo dục ĐH, mô hình hội đồng trường hai cấp ở ĐH quốc gia, ĐH vùng là một trong nhiều vướng mắc, bất cập.

Ban soạn thảo đề xuất đưa nội dung bỏ hội đồng trường ở trường ĐH thành viên cũng là từ ý kiến của chính các ĐH vùng, ĐH quốc gia và đoàn giám sát của Quốc hội.

"Có ba phương án: một là để nguyên, hai là tăng quyền của ĐH, ba là giảm quyền trường ĐH thành viên. Qua phân tích, cân nhắc ban soạn thảo đưa ra đề xuất bỏ hội đồng trường ở các trường ĐH thành viên.

Chúng tôi sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến này để phân tích tiếp và xin ý kiến của các bên. Nếu để nguyên như hiện nay thì rất dễ nhưng không giải quyết được những vấn đề đang tồn tại", ông Sơn nói.

Cần nhìn nhận toàn diện

GS.TS Nguyễn Vũ Quốc Huy, hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược (ĐH Huế), cho hay thực tế lâu nay hội đồng trường của nhà trường luôn phối hợp rất chặt chẽ với hội đồng ĐH Huế.

Hội đồng trường hiện nay cùng với sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy trường thể hiện tốt vai trò trong quản trị một cấu trúc vừa đào tạo lý thuyết vừa thực hành khám chữa bệnh cho người dân.

Ông đề nghị cần có nhìn nhận toàn diện về hội đồng trường thành viên ĐH vùng và cho rằng những gì đã làm tốt không nên xóa bỏ.

Bỏ hay giữ hội đồng trường đại học thành viên? - Ảnh 3.Hội đồng trường đại học: Nhiều vướng mắc cần điều chỉnh

Lần đầu tiên, thiết chế hội đồng trường ở các cơ sở giáo dục đại học được đánh giá một cách toàn diện sau 5 năm thực hiện Luật GDĐH 2018.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề