Nhiều ý kiến cho rằng việc các trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng không có hội đồng trường là bước lùi về tự chủ đại học.
Mục lục
Đại diện các trường đại học trao đổi quanh vấn đề bỏ hội đồng trường ở các trường đại học thành viên - Ảnh: M.G
"Không có hội đồng trường sẽ làm giảm vai trò tự chủ đại học của trường đại học thành viên đại học quốc gia và đại học vùng. Đây là bước lùi so với hiện tại. Hội đồng trường không gây bất kỳ tốn kém nào cho trường đại học, chỉ có lợi cho trường vì sao bỏ đi?
Cần phải loại bỏ điều 13 khoản này khỏi dự thảo Luật Giáo dục đại học" - PGS.TS Đoàn Thị Phương Diệp, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), thẳng thắn nêu quan điểm.
Đi ngược chủ trương tự chủ đại học
Chiều 10-7, báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức tọa đàm "Giữ hay bỏ hội đồng trường 2 cấp". Tại tọa đàm này, không chỉ bà Diệp mà cả 8/8 trường thành viên,
GS.TS Lê Minh Phương, chủ tịch hội đồng trường Trường đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM, cho rằng bỏ hội đồng trường là tước quyền tự chủ của trường đại học thành viên - Ảnh: M.G
Ông Phương nhấn mạnh: Cả thế giới đang chuyển sang mô hình phân quyền, tự chủ đại học, mình lại đi ngược khiến hội nhập quốc tế trở nên khó khăn. Điều 13 phá bỏ mô hình này, có thể khiến đại học Việt Nam bị tụt hậu về thể chế quản trị học thuật.
"Trong khi các trường ngoài đại học quốc gia, đại học vùng có hội đồng trường, thì các trường thành viên lại không được trao quyền này. Điều này có thể gây mất công bằng, phân biệt đối xử, làm giảm niềm tin và gây mâu thuẫn trong toàn hệ thống giáo dục đại học" - ông Phương nói thêm.
Tương tự, ông Vũ Đức Lung, chủ tịch hội đồng trường Trường đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM), cho rằng muốn phát triển theo xu hướng quốc tế thì phải có tự chủ, muốn tự chủ phải có hội đồng trường. Trong các nghị quyết, văn bản của Đảng không có bất kỳ văn bản nào thể hiện định hướng loại bỏ hội đồng trường.
"Đã là trường đại học thì phải được đối xử như nhau. Tất cả trường đại học nếu tự chủ đều phải có hội đồng trường. Không có hội đồng trường sẽ không tự chủ được" - ông Lung bày tỏ.
Nhiều bất cập
PGS.TS Đoàn Thị Phương Diệp, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), cho rằng nên bỏ điều 13 khỏi dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục đại học 2025 - Ảnh: M.G
Cần coi tự chủ đại học là giải pháp đột phá để phát triểnMô hình nào cho đại học Việt Nam? - Tự chủ đại học: cần căn cơ và trách nhiệm
PGS.TS Lê Tuấn Lộc, chủ tịch hội đồng trường Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), cũng cho rằng bỏ hội đồng trường trường thành viên dẫn đến những rủi ro, chậm trễ trong các quyết định, phình to bộ máy ở hội đồng đại học.
Là người từng tham gia xây dựng Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, TS Nguyễn Thị Kim Phụng, nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng trong dự thảo hiện tại vai trò của hội đồng trường dường như bị giảm đi rất nhiều. Riêng với các trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng vốn là những trường có năng lực phải được tự chủ như các trường độc lập bên ngoài hoặc phải tự chủ cao hơn, xứng đáng năng lực tự chủ của họ.
"Vì sao giảm vai trò và vị trí của trường thành viên như thế này?" - bà Phụng nêu quan điểm.
Gỡ thể chế mở đường cho tự chủ đại học
Ngày 5-11, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo giáo dục với chủ đề "Thể chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đại học".
Theo quy định mới, đại học quốc gia là đơn vị dự toán cấp I, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển, các chức danh lãnh đạo đại học quốc gia do Thủ tướng bổ nhiệm.
TPO - Ngày 11/7/2025, tại Hà Nội, Đoàn Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, giai đoạn 2025 - 2027. Anh Ngô Văn Cương - Phó Bí thư Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương dự và chỉ đạo Hội nghị.
TPO - Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM nghiên cứu phương án cho toàn bộ học sinh không được sử dụng điện thoại trong khuôn viên nhà trường, kể cả giờ ra chơi.
TPO - Hàng loạt phim kinh dị đổ ra rạp trong thời gian gần đây, khiến khán giả có phần "bội thực" dòng phim này. Các chuyên gia cho rằng tình trạng này sẽ thay đổi khi nhiều tựa phim mới, đa dạng thể loại ra rạp, trong đó có thể kể tới "Mang mẹ đi bỏ", "Mưa đỏ", "Tử chiến trên không"...
Ngày 10-7, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có thông báo kết luận của giám đốc Nguyễn Văn Hiếu tại hội nghị giao ban sau khi sáp nhập. Ông Hiếu đã giao nhiệm vụ cho Phòng học sinh, sinh viên.
Vượt qua bệnh ung thư, Hari Won lựa chọn chia sẻ cùng cộng đồng câu chuyện của mình, giúp nâng cao nhận thức về HPV và tầm quan trọng của dự phòng từ sớm trong khuôn khổ Chiến dịch Truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”của Bộ Y tế.
TPO - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai được thành lập và đi vào hoạt động với 118 ủy viên, trong đó có 10 người trong Ban Thường trực, cơ quan chuyên trách đã kiện toàn tổ chức gồm văn phòng và 9 ban công tác chuyên môn.
TPO - Một nam thanh niên đã được lực lượng Công an tỉnh Hà Tĩnh kịp thời giải cứu khỏi vụ lừa đảo công nghệ cao bằng chiêu thức “bắt cóc online” tinh vi.
UBND tỉnh Quảng Trị ban hành văn bản về việc điều chỉnh phương án giảm giá dịch vụ đường bộ cho một số loại phương tiện khi qua trạm thu phí Quán Hàu (Quảng Trị).