Cần xin ý kiến cấp có thẩm quyền về lấy phiếu tín nhiệm ở HĐND cấp xã

Admin

TPO - Theo chương trình kỳ họp, ngày 14/5, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Xin ý kiến về

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Tạ Thị Yên.

Liên quan tới quy định UBND cấp xã được phân cấp cho cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp mình, bà Yên đề nghị không quy định nội dung này trong dự thảo Luật. Lý do theo đại biểu, chính quyền cấp xã phải gần dân, sát dân nên UBND cấp xã cần trực tiếp thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

“Nếu thực hiện phân cấp cho cơ quan chuyên môn thì các cơ quan chuyên môn mới là chủ thể chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn. Việc này có thể lại tạo ra cấp trung gian trong giải quyết công việc tại cấp chính quyền cơ sở”, bà Yên cho hay.

Về lấy phiếu tín nhiệm ở HĐND cấp xã, theo đại biểu, trong bối cảnh không tổ chức cấp huyện, cấp xã được mở rộng hơn về quy mô so với trước. Vì vậy, việc bổ sung quy định cho phép HĐND cấp xã lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức danh do HĐND bầu là phù hợp để tăng cường vai trò giám sát của cơ quan này.

Tuy nhiên, theo bà Yên, do Quy định số 96 của Bộ Chính trị không quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo ở cấp xã. Nghị quyết số 96 của Quốc hội cũng không quy định. Vì thế, vấn đề này cần được báo cáo để cấp có thẩm quyền cho ý kiến trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Căn cứ vào số dân đề xuất số lượng đại biểu

Đáng chú ý, dự thảo cũng quy định: “Trường hợp cần thiết, UBND, chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp mình và UBND, chủ tịch UBND cấp xã”.

Cần xin ý kiến cấp có thẩm quyền về lấy phiếu tín nhiệm ở HĐND cấp xã ảnh 2
Đề xuất căn cứ vào số dân đề xuất số lượng đại biểu HĐND cấp xã (Ảnh minh họa)

“Tôi cho rằng, cần nêu rõ trong trường hợp nào là "cần thiết" để tránh tình trạng lạm quyền, can thiệp không cần thiết. Nhất là trong bối cảnh hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cấp nào làm cấp đó chịu trách nhiệm, tránh tình trạng phân cấp phân quyền nhưng vẫn phải đi xin ý kiến”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu nêu ý kiến.

Liên quan đến tổ chức và hoạt động, bà Tạ Thị Yên đề nghị cơ quan soạn thảo tính toán, thuyết minh cụ thể hơn về lý do, cơ sở của việc đề xuất số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp xã như trong dự thảo luật.

“Việc đề xuất

Hà Nội lựa chọn bí thư, chủ tịch phường, xã mới sau sáp nhập ra sao?
Những đơn vị cấp xã nào được giữ nguyên sau sáp nhập Đồng Nai và Bình Phước?
Những đơn vị cấp xã nào được giữ nguyên sau sáp nhập Đồng Nai và Bình Phước?
Trình Quốc hội đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh vào ngày 11/6
Trình Quốc hội đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh vào ngày 11/6