
Tâm lý "giữ lại vì kiểu gì cũng có lúc dùng đến" thoạt nhìn có vẻ bình thường, nhưng thực chất có thể là dấu hiệu của một rối loạn tâm lý ngày càng phổ biến - Ảnh: The Paper
Quần áo cũ rách không nỡ vứt, thùng giấy từ năm ngoái chất thành núi, đồ ăn vặt sắp hết hạn nhưng vẫn chưa mở ra... Bạn có từng thấy những hành vi này ở chính mình hoặc người thân không?
Tâm lý "giữ lại vì kiểu gì cũng có lúc dùng đến" thoạt nhìn có vẻ bình thường. Nhưng thực chất đây có thể là dấu hiệu của một rối loạn tâm lý ngày càng phổ biến.
Bản năng sinh tồn hay bệnh lý?
Theo bài báo phân tích về vấn đề này trên trang The Paper, việc tích trữ vốn là bản năng sinh tồn của sinh vật. Kiến tích trữ thức ăn, sóc tích trữ lương thực - tất cả đều nhằm sinh tồn và sinh sản tốt hơn. Loài người cũng không ngoại lệ: trẻ em liên tục mua đồ chơi mà không để ý liệu trong nhà có đủ chỗ hay không, người lớn vẫn tiếp tục mua quần áo dù tủ đã đầy tràn.
Cần kiệm, tiết kiệm là điều đáng khuyến khích, hoài niệm vừa phải cũng có thể hiểu được. Nhưng khi việc tích trữ trở thành một sự mê đắm và xuất hiện hành vi bất thường, nó có thể ảnh hưởng đến đời sống thường nhật, thậm chí phát triển thành bệnh lý tâm thần.
Trong y học lâm sàng, tình trạng này được gọi là "rối loạn tích trữ" hoặc "rối loạn ám ảnh tích trữ" - một cách hình tượng còn gọi là "hội chứng sóc" (loài vật hay tích trữ thức ăn).
Từ việc "thích mua đồ" đến "rối loạn tích trữ" là một quá trình tiến triển chậm rãi. Nghiên cứu cho thấy: trong mỗi 100 người trưởng thành, có khoảng 2 đến 6 người mắc "rối loạn tích trữ", và tình trạng này thường trở nên nghiêm trọng hơn theo độ tuổi.
Đáng chú ý, hơn 70% người trưởng thành có hành vi tích trữ thừa nhận rằng thói quen này đã bắt đầu trước tuổi 20, với độ tuổi xuất hiện trung bình thậm chí còn từ 12 tuổi.

Đối với những món đồ đã tích trữ, hãy học cách sắp xếp và cất giữ, phân loại theo mức độ quan trọng và từng bước xử lý những món không cần thiết - Ảnh: The Paper
4 tiêu chí chẩn đoán tối loạn tích trữ
Làm sao để phân biệt giữa sở thích mua sắm đơn thuần và rối loạn tích trữ? Các tiêu chuẩn chẩn đoán chính bao gồm:
Liên tục tích trữ đồ vật, bất kể chúng có hữu dụng hay giá trị bao nhiêu.
Cảm thấy cực kỳ lo âu hoặc đau khổ khi phải vứt bỏ bất kỳ món đồ tích trữ nào.
Hành vi tích trữ đã ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường, gây ra tình trạng chật chội và lộn xộn.
Hành vi tích trữ đã ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội, gây ra xung đột và tranh cãi.
Hành vi tích trữ không phải do các bệnh lý khác gây ra (như tổn thương não hoặc