Khi chính quyền chỉ còn hai cấp thì hoạt động chính quyền số, công dân số sẽ được đẩy mạnh. Vậy cần chuẩn bị gì để từ ngày 1-7, người dân ngồi nhà vẫn làm được giấy tờ, thủ tục?
Mục lục
Sau khi các phường mới sau sáp nhập hoạt động từ 1-7, nhiều thủ tục hành chính sẽ được chuyển dần qua hình thức trực tuyến. Trong ảnh: người dân làm thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công TP Thủ Đức (TP.HCM) - Ảnh: HỮU HẠNH
Để việc làm Sáp nhập tỉnh thành, người dân có phải đổi giấy tờ, sổ đỏ mới?
Rất nhiều TTHC đã được thực hiện trực tuyến toàn trình trên cổng dịch vụ công (online hoàn toàn) giúp người dân, doanh nghiệp ngồi nhà để làm thủ tục giải quyết rất nhiều nhu cầu từ kinh doanh, giấy tờ nhà đất, giấy tờ hộ tịch, đăng ký cư trú, xe cộ...
Ví dụ, anh Phạm Văn Quốc - một chủ doanh nghiệp ở huyện Bình Chánh - cho hay anh đăng ký kinh doanh trực tuyến trên cổng dịch vụ công và chỉ mất vài ngày là có được giấy phép.
Bên cạnh đó để đóng thuế cho công ty, anh Quốc cũng đăng ký chữ ký số. "Khi nhận được thông báo đóng thuế thì tôi chỉ việc nộp trực tuyến và xác nhận chữ ký số là hoàn tất mà không cần phải đến cơ quan thuế", anh Quốc cho hay.
Còn chị Nguyễn Thị Ngân (ngụ TP Thủ Đức) mới đây cũng làm thủ tục trực tuyến cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (độc thân) để hoàn tất hợp đồng bán căn hộ chung cư.
"Chỉ mất ba ngày là tôi được cấp xác nhận độc thân điện tử qua email, nếu cần bản giấy tôi cũng có thể yêu cầu cung cấp", chị Ngân nói.
Dù TP.HCM vừa mới triển khai thí điểm sang tên, không cần công chứng khi mua bán xe qua VNeID nhưng vẫn được anh Nguyễn Văn Hoàng (ngụ quận 6), người chuyên làm thủ tục mua bán, đăng ký xe, đón nhận đầy lạc quan.
"Với cách thức thí điểm như trên thì việc mua bán xe mới hoặc xe giấy tờ hợp lệ sẽ rất tiện lợi khi sang tên trên VNeID. Đương nhiên trường hợp xe giấy tờ không chính chủ, trải qua nhiều đời chủ, có rắc rối giấy tờ thì khó thực hiện theo cách trên...", anh Hoàng cho hay.
Bên cạnh rất nhiều TTHC trực tuyến thuận tiện thì vẫn còn một vài rắc rối. Một số trường hợp người dân khi thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế, ngân hàng, đăng ký học... nhưng gặp khó khi thông tin, dữ liệu bị sai lệch.
Ứng dụng định danh điện tử VNeID đang dần hình thành một "siêu ứng dụng" chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp và Nhà nước - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Máy móc, đường truyền phải chạy cho mượt
Theo bà Võ Thị Trung Trinh - giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TP.HCM, Trung tâm Chuyển đổi số đã đề xuất UBND TP thành lập tổ công tác để phối hợp cùng với UBND TP Thủ Đức, quận huyện đào tạo đội ngũ nhân sự đảm nhận việc sử dụng các hệ thống dùng chung của TP khi các phường, xã đi vào hoạt động.
Chủ trương của TP là sử dụng các nền tảng số dùng chung (như Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính và ứng dụng văn phòng điện tử) để công tác chuyển đổi mô hình hoạt động của chính quyền được tổng thể và toàn diện.
Bên cạnh đó, đường truyền metronet đang được chuẩn bị để kết nối với hệ thống mạng của TP, máy chủ ảo cho các phường, xã tại trung tâm dữ liệu của TP.
Các ứng dụng như hội nghị truyền hình trực tuyến, thư điện tử công vụ cũng sẽ được trang bị để phục vụ cho chính quyền cơ sở.
"Hiện nay trung tâm đang cài đặt ứng dụng cho các phường, xã để giải quyết công việc hằng ngày và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp trên môi trường mạng. Dự kiến sau ngày 20-5 sẽ cho các phường, xã vận hành thử nghiệm", bà Trinh nói.
Theo bà Trinh, những nội dung chuẩn bị trên của TP nhằm đảm bảo việc cung cấp các thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp không bị gián đoạn.
Hiện nay TP.HCM đã cung cấp hơn 50% số TTHC toàn trình và theo kế hoạch đến tháng 12-2025 sẽ cung cấp 77% TTHC trực tuyến toàn trình.
Các dịch vụ công hiện nay đang được tái cấu trúc theo hướng sử dụng dữ liệu để việc thực hiện các dịch vụ trực tuyến thuận lợi và đơn giản hơn.
Ví dụ như thay vì yêu cầu doanh nghiệp cung cấp bản sao đăng ký doanh nghiệp, hệ thống sẽ xác thực thông tin doanh nghiệp đăng ký với cơ sở dữ liệu doanh nghiệp từ hệ thống thông tin doanh nghiệp.
"Việc chuẩn bị hạ tầng công nghệ và đào tạo nhân lực được triển khai từ sớm sẽ đảm bảo cho hoạt động của phường, xã khi đi vào hoạt động", bà Trinh chia sẻ.
Anh Nhật Minh hướng dẫn bà Nguyễn Thị Năm (phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM) làm thủ tục hành chính tại nhà - Ảnh: T.T.D.
Người dân cần trải nghiệm và làm quen với TTHC trực tuyến
Bà Lê Thị Thùy Dung, phó chánh Văn phòng UBND quận Bình Tân, cho rằng cùng với quá trình chuyển đổi số của cơ quan chức năng rất nhanh hiện nay thì đòi hỏi người dân cũng cần được trang bị các kiến thức, kỹ năng số.
Để thuận tiện, người dân trước tiên cần đăng ký tài khoản
Hiện nay nhiều bạn trẻ đã tập làm quen với việc làm thủ tục hành chính trực tuyến - Ảnh: BÉ HIẾU
Hiện nay đã hợp nhất, kết nối các hệ thống thông tin phục vụ giải quyết TTHC gồm:
- Hợp nhất Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử thành Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh.
- Kết nối giữa Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
- Kết nối giữa Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khác gồm:
Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp; Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; Hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến; Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch.
Hệ thống thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển chính phủ điện tử Việt Nam; Liên thông tài nguyên và môi trường - thuế, Hệ thống thông tin quản lý đất đai (VBDLIS); Hệ thống hỗ trợ thanh toán dịch vụ công trực tuyến toàn quốc; Hệ thống cổng dịch vụ công liên thông.
Hệ thống thông tin quản lý vận tải của Bộ Giao thông vận tải (cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải; cấp, đổi biển hiệu, phù hiệu xe ô tô); Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ chính phủ số; Hệ thống phần mềm đăng ký, giải quyết chính sách trợ giúp xã hội trực tuyến.
Hiện nay TP.HCM đã cấp 6.290.893 tài khoản định danh mức 2; đã triển khai cấp hơn 1,7 triệu chữ ký số cho người dân.
App Công dân số của TP.HCM: hiện số lượng cài app là 402.340. Ứng dụng này hiện giúp phụ huynh tra cứu các thông tin liên quan học hành của con em; thông tin y tế, nhà thuốc; đang tích hợp thông tin về giao thông, trạm xe buýt, metro...
App VNeID: hiện đang cung cấp các TTHC trực tuyến như: thông báo lưu trú; đăng ký tạm trú/thường trú; cấp phiếu lý lịch tư pháp; đăng ký xe lần đầu; xác nhận thông tin, giấy tờ; phản ánh về an ninh trật tự; dịch vụ ngân hàng; dịch vụ ví điện tử; đăng ký chữ ký số; tra cứu sử dụng điện; hồ sơ sức khỏe; an sinh xã hội...
TP.HCM kêu gọi người dân trở thành công dân số kết nối chính quyền
Sáng 12-1, TP.HCM tổ chức lễ phát động kêu gọi người dân trở thành công dân số để kết nối nhanh chóng với chính quyền, thông qua ứng dụng Công dân số.
TPO - Đội bóng xứ Nghệ giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước Hà Tĩnh trong cuộc đối đầu vòng 23 LPBank V-League 2024/25. Kết quả giúp SLNA tạm vươn lên vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng với 23 điểm, nuôi hy vọng trong cuộc đua trụ hạng.
TPO - Jhonattan Vegas tiếp tục dẫn đầu sau vòng 2 PGA Championship 2025, trong khi Rory McIlroy và Xander Schauffele thoát hiểm ngoạn mục để vượt cắt. Trái lại, hàng loạt ngôi sao lớn như Justin Thomas, Hideki Matsuyama và Brooks Koepka sớm dừng bước tại Quail Hollow.
TPO - Thành Đoàn Huế vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến cán bộ, đoàn viên, thanh niên trên địa bàn góp ý về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là sinh hoạt chính trị sâu rộng, thể hiện tinh thần trách nhiệm và niềm tin của tuổi trẻ Huế đối với công cuộc hoàn thiện hệ thống pháp luật của đất nước.
TPO - Quốc hội cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư với khoảng 44.000 tỷ đồng để chi trả chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp bộ máy.
TPO - Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị mỗi thanh niên, nhất là cán bộ Đoàn, cần thực sự là tấm gương sáng về đạo đức, nêu gương, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; phải có lý tưởng cách mạng trong sáng, khát vọng cống hiến mãnh liệt, bản lĩnh chính trị vững vàng, dám đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, sai trái.
TPO - Hơn 8 năm sau vụ tai nạn giao thông giữa xe ô tô và xe máy khiến người lái xe máy tử vong ở xã Cửa Dương (Phú Quốc, Kiên Giang), gia đình nạn nhân vẫn liên tục khiếu nại, cho rằng có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, đặc biệt nghi vấn tài xế ô tô dùng bằng lái giả. Lãnh đạo Công an tỉnh Kiên Giang đã trao đổi với PV Tiền Phong về quá trình xử lý vụ việc.
(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102/2025/NĐ-CP ngày 13/5/2025 quy định quản lý dữ liệu y tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với quản lý dữ liệu y tế, tạo sự thống nhất, đồng bộ các nội dung về tạo lập, thu thập, kết nối, chia sẻ, sử dụng và quản lý dữ liệu y tế.
TPO - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh vừa mổ cấp cứu, lấy thành công dị vật là cành cây cọ dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực của một cụ bà 95 tuổi suốt 2 năm.
TPO - Trước băn khoăn của nhiều người chơi chim cảnh tại Huế về việc mang chim đến quán cà phê phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp, lực lượng kiểm lâm địa phương đã có những giải thích cụ thể nhằm làm rõ quy định pháp luật liên quan đến quản lý, bảo vệ động vật rừng thông thường.