Đó là phương châm của nhiều bệnh viện, y bác sĩ trực tiếp cấp cứu. Nhờ vậy đã có rất nhiều bệnh nhân thoát chết ngoạn mục từ sự xử lý nhanh, kịp thời của bác sĩ.
Mục lục
Nhiều trường hợp nhờ sự xử lý nhanh, linh hoạt của các bác sĩ khoa cấp cứu, người bệnh được cứu sống ngoạn mục - Ảnh: THU HIẾN
Những ngày gần đây, vụ việc bé trai được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định cấp cứu nhưng bị phản ánh "Tạm ứng khi cấp cứu: Không để bệnh viện lăn tăn 'thủ tục đầu tiên'ĐỌC NGAY
TS.BS Trương Nguyễn Hoài Linh - khoa lồng ngực mạch máu Bệnh viện Thống Nhất - cho biết nếu làm theo quy định, phải làm đủ theo quy trình thì bệnh nhân chắc chắn không qua khỏi.
Nếu để càng lâu thì bệnh nhân khó qua khỏi, phải khẩn trương mở lồng ngực để tìm cách giải quyết, tính mạng bệnh nhân phải đặt lên hàng đầu.
Trước đó một bệnh nhân nam (37 tuổi, quê Cà Mau) vào Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM trong tình trạng hôn mê, huyết áp không đo được, có dấu hiệu ngưng tim, vết thương cổ bên phải 1,5cm, chảy máu dữ dội, nguy cơ tử vong rất cao.
Ngay lập tức bệnh viện kích hoạt báo động đỏ nội viện và đưa thẳng bệnh nhân vào phòng mổ, cầm máu khẩn và truyền máu, các bác sĩ đã mổ xuyên đêm cứu người bệnh.
Điều đáng nói là lúc đó bệnh nhân không có thân nhân nào đi cùng để ký cam kết cho phép mổ hay đóng viện phí.
Thậm chí có trường hợp bệnh nhân 60 tuổi được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê phải điều trị một tuần mới tỉnh. Tuy nhiên sau khi cấp cứu bệnh nhân không nhớ mình là ai, cũng không có người thân đến nhận và không thể chăm sóc bản thân nên mọi sinh hoạt suốt ba tháng do các y, bác sĩ thay phiên chăm sóc.
Linh hoạt trong quy trình cấp cứu
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, TS.BS Võ Hồng Minh Công - phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia định TP.HCM - chia sẻ đối với việc cấp cứu người bệnh phải linh hoạt, không cứng nhắc theo quy trình vì ưu tiên cứu sống người bệnh là trên hết.
Tại bệnh viện, đối với các trường hợp bệnh nặng, nguy kịch, bệnh viện ưu tiên tối đa việc cấp cứu và điều trị. Việc tạm ứng viện phí sẽ được thực hiện sau khi bệnh nhân được chuyển nội trú và tình trạng đã ổn định.
Bác sĩ Công cho hay về quy trình, ngay khi bệnh nhân được đưa đến khoa cấp cứu, đội ngũ nhân viên y tế sẽ nhanh chóng tiếp nhận, thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá tình trạng sức khỏe, đồng thời gửi tin nhắn thông báo đến thân nhân về tình trạng bệnh.
Sau khi bệnh nhân đã được tiếp nhận và xử trí bước đầu ổn định, bệnh viện sẽ chủ động gửi tin nhắn thông báo đến thân nhân để cập nhật tình hình hiện tại của bệnh nhân.
Khi bệnh nhân vượt qua giai đoạn cấp cứu ban đầu, khoa điều trị sẽ thông báo cụ thể về tình hình sức khỏe, tiên lượng bệnh và lúc này mới hướng dẫn người nhà thực hiện tạm ứng một phần viện phí để phục vụ quá trình điều trị tiếp theo.
Trước đó, năm 2016, để ưu tiên cấp cứu cho người bệnh có nguy cơ tử vong cao, Sở Y tế TP.HCM đã triển khai quy trình "báo động đỏ liên viện", kịp thời cứu sống nhiều trường hợp nguy kịch.
Cụ thể khi có trường hợp cấp cứu nặng, vượt quá khả năng chuyên môn, cần huy động chuyên gia, các bệnh viện kích hoạt báo động đỏ liên viện để tập hợp sức mạnh hỗ trợ chuyên môn của các chuyên gia đầu ngành, tận dụng thời gian vàng cứu bệnh nhân.
Theo Sở Y tế TP.HCM, sáng kiến từ quy trình báo động đỏ đã tạo bước đột phá, khắc phục được nhiều hạn chế trong quy trình cấp cứu trước đây, mang lại sự sống, niềm vui cho nhiều người bệnh có nguy cơ tử vong cao
Phải ưu tiên nhân lực, thiết bị y tế, thuốc tốt nhất để cấp cứu người bệnh
Theo quy định của Luật Khám chữa bệnh năm 2023, việc cấp cứu phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá, phân loại và áp dụng các biện pháp chuyên môn kỹ thuật phù hợp với tình trạng của người bệnh.
"Trong trường hợp cần áp dụng những biện pháp cấp cứu khẩn cấp mà chưa có sự đồng ý của người đại diện của người bệnh thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quyền quyết định.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ưu tiên điều kiện tốt nhất về nhân lực, thiết bị y tế, thuốc cho việc cấp cứu người bệnh và chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp", Luật Khám chữa bệnh nêu rõ.
Ứng viện phí cấp cứu: Bệnh nhân khó, bệnh viện cũng khổ
Sau vụ việc người dân tố ‘nộp đủ tiền mới cấp cứu’, nhiều người cho biết cũng gặp khó khăn khi phải ứng viện phí, bên cạnh đó một số người bày tỏ nên cảm thông với nhân viên y tế.
TPO - Xin chào quý vị và các bạn đang lắng nghe Podcast chuyên mục Địa ốc của Báo Tiền Phong. Thưa quý vị và các bạn, UBND TP Hà Nội vừa có quyết định ban hành khung giá dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư trên địa bàn từ ngày 1/5/2025, giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư tối thiểu 700 đồng và tối đa là 16.500 đồng/m2/tháng, tùy thuộc vào nhà chung cư có thang máy hay không có thang máy.
TPO - Một bé gái sơ sinh nặng 4kg bị bỏ rơi tại đoạn đường thuộc thôn 4 (xã An Phú, TP Pleiku, Gia Lai) trong tình trạng còn dính dây rốn và nhau thai.
TPO - Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Vinh (Nghệ An) giảm từ 33 phường xã, xuống còn 6 phường, trong đó có 5 phường đều có chữ Vinh trong tên gọi.
TPO - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thời gian gần đây liên tiếp tiếp nhận các ca suy gan nặng, trong đó nhiều bệnh nhân có tiền sử viêm gan B mạn tính nhưng không theo dõi và điều trị thường xuyên. Tình trạng chung ở những trường hợp này là sự chủ quan, thiếu hiểu biết và thói quen tự ý dùng thuốc trong thời gian dài.
TPO - Công an TPHCM hủy quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Công an quận Bình Thạnh (đã giải thể từ 1/3) và ra quyết định khởi tố vụ án “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.
Ngoài công bố 42 tổ hợp xét tuyển đại học, Trường đại học Ngoại ngữ yêu cầu thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực xét tuyển vào trường phải có điểm hợp phần tiếng Anh đạt tối thiểu 30/50 điểm.
TPO - Ngày 5/5, Sở Y tế tỉnh Nam Định đã có báo cáo cho biết, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định thừa nhận có thiếu sót trong công tác giao tiếp, khiến dư luận hiểu nhầm. Một số nhân viên y tế liên quan đã bị tạm đình chỉ để phục vụ công tác xác minh.