Cựu thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bị đề nghị 30-36 tháng tù cho hưởng án treo

Admin

Ông Nguyễn Linh Ngọc, cựu thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, bị viện kiểm sát đề nghị 30-36 tháng tù cho hưởng án treo, với cáo buộc tạo điều kiện cho Công ty Thái Dương khai thác trái phép đất hiếm.

Đất hiếm - Ảnh 1.

Các bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Công ty Thái Dương liên quan khai thác trái phép đất hiếm, buôn lậu sang Trung Quốc - Ảnh: GIANG LONG

Ngày 14-5, viện kiểm sát đã công bố bản luận tội, đề nghị mức án đối với ông Nguyễn Linh Ngọc cùng 26 người trong vụ án xảy ra tại Công ty Thái Dương và các đơn vị khác, liên quan khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái, buôn lậu sang Trung Quốc.

Viện kiểm sát đề nghị mức án đối với ông Ngọc từ 30-36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Cùng tội danh trên, ông Nguyễn Văn Thuấn, cựu tổng cục trưởng

Đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa - Ảnh: GIANG LONG

Ông Nguyễn Linh Ngọc sau khi nghiên cứu tờ trình của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản và hồ sơ xin cấp phép, mặc dù biết Công ty Thái Dương chưa đủ điều kiện để được cấp phép nhưng vẫn ký giấy phép khai thác khoáng sản cho công ty này.

Sau khi được cựu lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép, từ năm 2019 đến tháng 10-2023, Công ty Thái Dương khai thác trái phép quặng đất hiếm và quặng sắt tại mỏ đất hiếm Yên Phú với tổng trị giá hơn 864 tỉ đồng. Trong đó đã bán trái phép, thu lợi bất chính hơn 736 tỉ đồng.

Quá trình điều tra và khai tại tòa, cựu thứ trưởng khẳng định không được hưởng lợi gì từ Đoàn Văn Huấn.

Ông thừa nhận hành vi của mình là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Công ty Thái Dương khai thác trái phép đất hiếm, gây thất thoát hơn 864 tỉ đồng.

Trong khi đó cấp dưới của ông Ngọc, cựu tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thuấn khai trong buổi sinh nhật của mình được Đoàn Văn Huấn đến tặng bó hoa và giỏ hoa quả, ông mở ra bên trong có 500 triệu đồng.

Tại tòa, ông Thuấn phân trần đã gọi điện cho Huấn để trả lại tiền nhưng không được, sau đó "bẵng đi bị cáo quên mất".

Buôn lậu quặng đất hiếm sang Trung Quốc

Ngoài hành vi khai thác trái phép đất hiếm, cơ quan tố tụng còn làm rõ một lượng lớn quặng đất hiếm đã bị một nhóm bị cáo buôn lậu sang Trung Quốc.

Từ tháng 10 đến 11-2021, ông Lưu Đức Hoa (quốc tịch Trung Quốc) đã mua 2.160 tấn quặng đất hiếm chưa được chế biến sâu với hàm lượng 14 - 17% của ông Huấn.

Ông Hoa sau đó chỉ đạo Nguyễn Thanh Đoàn, phó giám đốc Công ty Thương binh Trường Sơn, ký hợp đồng gia công làm giàu tinh quặng đất hiếm. Quặng đất hiếm sau đó được ông Hoa chuyển về Hải Phòng rồi thuê công nhân sản xuất, nâng hàm lượng đất hiếm lên 20 - 30%.

Đất hiếm - Ảnh 3.

Ông Đoàn Văn Huấn, chủ tịch Công ty Thái Dương, tại tòa - Ảnh: GIANG LONG

Đáng chú ý, kết quả điều tra xác định ông Hoa còn cho đóng gói đất hiếm đã pha trộn trong các bao bì có sẵn nhãn hiệu là "Bảo Khang Rice, chuẩn cơm mẹ nấu, cơm dẻo mềm thơm đặc trưng", với mỗi bao 50kg.

Sau khi ngụy trang thành công, ông Hoa thuê doanh nghiệp ở Trung Quốc làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa. Khi khai báo để xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi là "hỗn hợp chất oxalate", nhưng thực chất là đất hiếm.

Tiếp đó, ông Trần Đức, giám đốc Công ty TNHH Dương Liễu Logistics, được nhóm của Lưu Đức Hoa thuê làm thủ tục xuất khẩu đất hiếm dưới dạng hàng hóa "hỗn hợp chất oxalate". Trần Đức đã nhận công việc xuất khẩu hàng hóa với chi phí từ 7 - 10 triệu đồng/container.

Do hàng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, không xác định được chủ sở hữu nên ông Đức đã chỉ đạo nhân viên sử dụng pháp nhân Công ty Dương Liễu và Công ty NST để mở tờ khai hải quan, lập các hóa đơn thương mại hợp thức hóa nguồn gốc.

Ông này bị cáo buộc đã mở 8 tờ khai tại Chi cục Hải quan cảng Đình Vũ (Hải Phòng) khai báo xuất khẩu mặt hàng là "hỗn hợp chất oxalate" với tổng khối lượng hơn 200 tấn, trị giá 501.950 USD.

Viện kiểm sát cáo buộc thực tế số hàng hóa này là đất hiếm đã được ông Lưu Đức Hoa pha trộn, ngụy trang để xuất khẩu trái phép sang Trung Quốc.

Một trong những khách hàng khác mua quặng đất hiếm của ông Huấn là Lưu Anh Tuấn - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Đất hiếm Việt Nam.

Từ năm 2019 - 2023, ông Tuấn mua tổng hơn 3,5 triệu kg quặng đất hiếm hàm lượng TREO (tổng oxit đất hiếm) 18 - 20% của Công ty Thái Dương.

Sau đó ông Tuấn chỉ đạo nhân viên chế biến gần 3,5 triệu kg quặng đất hiếm đã mua. Công ty Đất hiếm Việt Nam chế biến được 482.000kg tổng oxit đất hiếm hàm lượng TREO trên 95%.

Sau đó Lưu Anh Tuấn chỉ đạo Đỗ Hạnh Hương (phó tổng giám đốc) cùng hai nhân viên khai báo hải quan gian dối, thực hiện thủ tục xuất khẩu 473.000kg tổng oxit đất hiếm cho 4 công ty nước ngoài ở Nhật Bản, Áo, Trung Quốc với tổng trị giá gần 380 tỉ đồng.

Cựu thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường bị đề nghị - Ảnh 4.Buôn lậu 473 tấn oxit đất hiếm, chủ tịch Công ty Đất hiếm Việt Nam đổ lỗi 'do quy định mập mờ'

Bị cáo buộc khai báo hải quan gian dối, thực hiện thủ tục xuất khẩu 473 tấn oxit đất hiếm cho 4 công ty nước ngoài, chủ tịch Công ty Đất hiếm Việt Nam khai do "các quy định mập mờ" nên hiểu sai.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề