Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.
Mục lục
PGS Đặng Vạn Phước - phó chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam - chia sẻ các bệnh lý tim mạch hiện nay đang là vấn đề thách thức toàn cầu, nguyên nhân do bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường - Ảnh: K.T.
Theo PGS Nguyễn Thị Bích Đào, Tại sao bệnh nhân tiểu đường cần quan tâm kiểm soát đường huyết?ĐỌC NGAY
Còn tại Việt Nam, thống kê của Bộ Y tế cho hay có đến khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường, và có đến 90% là đái tháo đường type 2.
Điều đáng lo ngại là đái tháo đường type 2 thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng, khiến người bệnh khó nhận biết cho đến khi xuất hiện biến chứng.
Do vậy, cứ 5 bệnh nhân phát hiện bệnh thì sẽ có 1 người không biết mình có bệnh. Khi phát hiện người bệnh đã ở giai đoạn muộn, có biến chứng do không kiểm soát được đường huyết.
Đáng nói, đái tháo đường nếu không kiểm soát tốt sẽ âm thầm làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 52%, nhồi máu cơ tim 60%, bệnh mạch vành 73%. So với người bình thường, nguy cơ suy tim ở người đái tháo đường lên đến 84%.
Theo bà Đào, hiện thế giới đang tập trung cho một nhóm đáng quan tâm là tiền đái tháo đường, nghĩa là chỉ số đường huyết trước và sau ăn không ổn định, nhưng chưa đủ để chẩn đoán là đái tháo đường.
Khi phát hiện sớm nhóm này, nếu can thiệp đầy đủ sẽ đẩy lui được bệnh, ngăn tiến triển thành đái tháo đường trong tương lai. Về nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do di truyền, lối sống không lành mạnh như hút thuốc, lười vận động, thừa cân, béo phì…
Nhóm có nguy cơ cao mắc đái tháo đường là những người trên 45 tuổi như cha, mẹ, anh chị em ruột có người bệnh, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu…
Bác sĩ Đào khuyến cáo, để phòng ngừa đái tháo đường cần phải có lối sống lành mạnh, chế độ ăn cân bằng, không ăn dư chất béo, tránh sử dụng chất tạo ngọt khi không cần thiết, ăn nhiều rau, hạn chế ăn mặn (dưới 5 gram/ngày).
Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày, không ngưng vận động quá hai ngày, hạn chế ngồi quá lâu trước điện thoại, xem tivi…
"Đại dịch đái tháo đường, đại dịch thừa cân, béo phì đi song song với nhau. Thừa cân, béo phì sẽ gây ra các rối loạn về chuyển hóa, nguy cơ đái tháo đường trong tương lai là có sẵn", bác sĩ Đào nói.
Bác sĩ Dương Duy Trang, phó giám đốc khối nội Bệnh viện Gia An 115, cho hay đái tháo đường gây biến chứng ở nhiều cơ quan, trong đó tim mạch là biến chứng hàng đầu. Nếu điều trị đái tháo đường tốt sẽ ngăn được các biến chứng tim mạch.
Cũng theo bác sĩ Trang, tỉ lệ đái tháo đường hiện nay có xu hướng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau như: điều kiện sống, môi trường sinh hoạt, ăn nhiều thức ăn nhanh dẫn đến dư thừa chất béo, tăng huyết áp, lười vận động.
Do đó việc tầm soát phát hiện sớm đái tháo đường là một bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nhất là những người có nguy cơ cao.
Đái tháo đường type 2 có xu hướng trẻ hóa
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, đái tháo đường type 2 trước đây thường gặp ở người lớn tuổi nhưng nay đang có xu hướng trẻ hóa, trở thành mối lo ngại lớn về sức khỏe cộng đồng.
Theo thống kê, khoảng 70% các trường hợp đái tháo đường type 2 có thể được dự phòng hoặc làm chậm tiến triển bệnh thông qua lối sống lành mạnh, bao gồm dinh dưỡng hợp lý và luyện tập thể dục đều đặn.
Điều đáng lo ngại là đái tháo đường type 2 thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng, khiến người bệnh khó nhận biết cho đến khi xuất hiện biến chứng. Việc phát hiện sớm qua tầm soát định kỳ sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng và nâng cao hiệu quả điều trị.
Đái tháo đường type 1 và type 2, loại nào nguy hiểm hơn?
Đái tháo đường được chia làm nhiều type, trong đó type 2 có tỉ lệ mắc cao nhất. Vậy đái tháo đường type 1 và type 2, loại nào nguy hiểm hơn?
Kém khoáng hóa men răng hàm - răng cửa (MIH) là bệnh lý phổ biến liên quan đến khiếm khuyết cấu trúc men răng trong quá trình phát triển, với tỉ lệ xác định khoảng 13% dân số thế giới.
Một đoạn clip ghi lại cảnh hai xe buýt rượt đuổi, ép nhau trên Quốc lộ 1 (đoạn qua tỉnh Tây Ninh) khiến một xe lao lên vỉa hè đang gây xôn xao dư luận. Sự việc được cho là xảy ra do tranh giành khách, khiến hành khách hoảng loạn, người đi đường bất bình.
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các phương pháp điều trị hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, phối hợp đa mô thức tiên tiến đã và đang được triển khai, giúp quản lý bệnh tốt từ giai đoạn sớm, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ, Sở Nội vụ TP.HCM phối hợp tổ chức chương trình khám bệnh xương khớp - thần kinh và cấp phát thuốc miễn phí cho người có công với cách mạng.
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 12-7, tại Kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6-16-7 ở Paris, Pháp.
Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh cho biết sau đợt cao điểm, sẽ tiếp tục chỉ đạo ngành quản lý thị trường phối hợp với các đơn vị liên quan nắm chắc, nhận diện những mặt hàng thường xuyên bị làm giả, xâm phạm để có giải pháp ngăn ngừa hiệu quả.
Ngày 12-7, TP.HCM đồng loạt ra quân tuyên truyền, vận động người dân tháo dỡ 'chuồng cọp' và mở lối thoát nạn ở chung cư cao tầng, chung cư cũ nhằm đảm bảo cứu nạn cứu hộ khi xảy ra cháy.
Trong lúc thủ đô Kiev, Ukraine chìm trong bom đạn không kích của Nga, bác sĩ Borys Todurov vẫn lao qua thành phố trên xe cấp cứu để thực hiện một nhiệm vụ sinh tử: chuyển một quả tim hiến để ghép cho bé gái nguy kịch.