
Nhiều bài học có thể dạy cho trẻ em để có thể chủ động phòng tránh xâm hại - Ảnh: BIZTON
Thời gian gần đây, nhiều vụ việc Khoe giấy khen trên mạng, trẻ em có thể trở thành nạn nhân của các hành vi xâm hạiĐỌC NGAY
Nhiều bài học có thể dạy cho trẻ em để có thể chủ động phòng tránh xâm hại - Ảnh: BIZTON
Thời gian gần đây, nhiều vụ việc Khoe giấy khen trên mạng, trẻ em có thể trở thành nạn nhân của các hành vi xâm hạiĐỌC NGAY
Cô gợi ý nên dùng câu đơn giản như: "Cơ thể con là của con. Chỉ con mới có quyền quyết định ai được chạm vào".
Một kỹ năng quan trọng khác là biết nói "không". Theo cô Nhân, phụ huynh nên hướng dẫn con nói lời từ chối một cách rõ ràng, dứt khoát nếu ai đó khiến con cảm thấy không thoải mái, kể cả khi đó là người quen.
Cha mẹ có thể cùng con đóng vai giả định như: "Nếu ai đó muốn ôm con mà con không thích thì con nên làm gì?", sau đó dạy con bắt chéo tay, bước lùi lại hoặc gọi người lớn đáng tin cậy.
Cô cũng nhấn mạnh việc dạy trẻ tôn trọng cơ thể người khác: "Trẻ cần hiểu rằng bạn bè cũng có vùng riêng tư giống mình. Các con không được đụng vào người khác, kể cả trong lúc chơi đùa".
Cuối cùng theo cô, phụ huynh cần tạo ra môi trường an toàn về mặt cảm xúc, nơi trẻ luôn cảm thấy được lắng nghe. "Hãy cho con biết rằng nếu có điều gì khiến con sợ, thấy lạ, hoặc không thích, con có thể kể với ba mẹ bất cứ lúc nào và sẽ luôn được tin tưởng, bảo vệ", cô Nhân nói.
Theo một chuyên gia từ Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, phụ huynh cũng cần chú ý đến dấu hiệu bất thường trong hành vi và cảm xúc của trẻ. Nếu trẻ đột ngột sợ một người cụ thể, thay đổi cách cư xử, né tránh giao tiếp, hay có biểu hiện lo âu, mất ngủ, cáu gắt vô cớ… cha mẹ cần lắng nghe kỹ và đặt câu hỏi nhẹ nhàng để tìm hiểu nguyên nhân.
Chuyên gia này cũng nhấn mạnh trẻ nhỏ ghi nhớ tốt nhất qua việc lặp lại, đặc biệt là thông qua những hoạt động hàng ngày như kể chuyện, hát, vẽ tranh hay chơi đóng vai. Những câu hỏi như "Con cảm thấy hôm nay thế nào?" hoặc "Có ai làm điều gì khiến con không vui không?" nên được lồng ghép vào các buổi trò chuyện buổi tối để trẻ tập thói quen chia sẻ.
Một gợi ý quan trọng được chuyên gia này đưa ra là gắn nhãn cảm xúc cho trẻ giúp trẻ biết cách gọi tên các cảm xúc như vui, buồn, sợ, lo lắng, ngại ngùng…
Đặc biệt, phụ huynh cần tránh la mắng hoặc phớt lờ những lời kể của trẻ, dù câu chuyện có vẻ "vớ vẩn". "Chỉ cần cha mẹ phản ứng tiêu cực một lần, trẻ sẽ thu mình và ngại nói thật trong những lần sau", chuyên gia lưu ý.