
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2025 tại TP.HCM - Ảnh: THANH HIỆP
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 với việc đổi mới ở bộ
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2025 tại TP.HCM - Ảnh: THANH HIỆP
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 với việc đổi mới ở bộ
Giáo viên hướng dẫn thí sinh tại điểm thi trường THPT Lắk (Đắk Lắk) nhận thẻ dự thi - Ảnh: Minh Phương
Ổn định ma trận đề thi
Thầy Vũ Quốc Trung cho rằng Bộ GD-ĐT cần ổn định ma trận đề thi (với những môn đã có kiểm nghiệm tính hợp lý từ kỳ thi vừa qua) trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT tiếp theo. Cần duy trì và tăng cường các câu hỏi liên quan tới thực nghiệm và thực tế, các lệnh hỏi cần bám sát yêu cầu cần đạt và nhằm hướng tới việc đánh giá thành phần năng lực nào.
Cùng với đó, theo thầy Trung, các trường THPT cần tiếp tục thay đổi cách tổ chức dạy học và đánh giá quá trình theo hướng bám sát yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình môn học.
Việc đa dạng hóa hình thức dạy học phù hợp với yêu cầu cần đạt vì năng lực của học sinh chỉ được hình thành và phát triển qua các hoạt động dạy học (việc trải nghiệm trên lớp thông qua các hoạt động học tập, thực tế cuộc sống, trong phòng thí nghiệm, trên nhà máy, xí nghiệp, ruộng đồng, hoạt động nghiên cứu...).
Việc đánh giá với học sinh cũng phải đa dạng, kết hợp giữa đánh giá thường xuyên (thông qua các hoạt động dạy học, từ tương tác trên lớp, bài thuyết trình, sản phẩm nghiên cứu, thực nghiệm, đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng) của học sinh, kết hợp với đánh giá định kỳ (giữa kỳ, cuối kỳ).
"Việc tăng cường gắn thực tiễn với bài học, bám sát yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình môn học cũng giúp học sinh phát triển năng lực, đồng thời là hành trình giúp học sinh tự tin và đạt kết quả tốt hơn ở kỳ thi tốt nghiệp THPT" - thầy Trung bày tỏ quan điểm.
Rõ định hướng đánh giá năng lực
Các thí sinh tại điểm thi Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) kiểm tra và điền thông tin cá nhân tại phòng thi - Ảnh: NAM TRẦN
Thực chất mục tiêu "hai trong một" của kỳ thi tốt nghiệp THPT - vừa để xét tốt nghiệp vừa để tuyển sinh ĐH - đã bộc lộ những bất hợp lý kéo dài suốt nhiều năm. Thi tốt nghiệp cần bảo đảm chuẩn đầu ra phổ thông, còn tuyển sinh ĐH cần cơ chế đánh giá riêng, phù hợp đặc thù từng ngành, từng trường.
Cố gắng gộp hai mục tiêu vào một kỳ thi vô hình trung làm giảm giá trị của cả hai, gây hoang mang trong định hướng học tập của học sinh và định hướng tổ chức dạy học của nhà trường.
Như kỳ thi vừa qua khi đề có độ phân hóa cao để phục vụ mục tiêu xét tuyển ĐH thì những nội dung nâng cao, ứng dụng, liên môn được lồng ghép đã vượt quá mức tối thiểu cần thiết cho một kỳ thi tốt nghiệp. Việc này vô tình tạo áp lực cho học sinh phổ thông và làm dấy lên tâm lý chạy theo luyện thi, học thêm. Vì vậy cần nhìn nhận thẳng thắn rằng không thể áp dụng khẩu hiệu "học gì thi nấy" cho một kỳ thi mà mục tiêu vẫn còn nhập nhằng.
Bộ GD-ĐT đã tiến một bước đáng ghi nhận về kỹ thuật ra đề và định hướng đánh giá nhưng để thật sự đổi mới thực chất cần dũng cảm tách bạch mục tiêu. Khi đó việc dạy - học - thi mới thật sự đồng bộ, không gượng ép khẩu hiệu mà tạo ra một nền giáo dục trung thực, khoa học và phát triển năng lực bền vững cho thế hệ trẻ.
Ông Huỳnh Thanh Phú (hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM)