Thủ tướng đề nghị ban bố Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ảnh: Như Ý Luật quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; các biện pháp được áp dụng; tổ chức thi hành Nghị quyết ban bố, Lệnh công bố tình trạng khẩn cấp; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tình trạng khẩn cấp... Dự thảo luật quy định: Căn cứ diễn biến thảm họa, dịch bệnh, tình hình quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và trên cơ sở đề nghị của các bộ, hoặc chủ tịch UBND cấp tỉnh, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban bố tình trạng khẩn cấp. Trong trường hợp Ủy ban Thường vụ không thể họp ngay thì Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương. Dự thảo luật cũng quy định các biện pháp được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp khi có thảm họa lớn về thiên tai, ô nhiễm môi trường, sự cố bức xạ và hạt nhân, dịch bệnh, trong tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, về quốc phòng... Theo đó, trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp mà pháp luật hiện hành chưa quy định và báo cáo cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Quốc hội trong thời gian gần nhất để phù hợp với quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025; Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định áp dụng các biện pháp mà pháp luật hiện hành chưa quy định và báo cáo cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất để phù hợp với quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025. Bên cạnh đó, luật cũng quy định trong trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước điều động lực lượng vũ trang đến địa bàn ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an điều động lực lượng thuộc quyền đến địa bàn ban bố tình trạng khẩn cấp về thảm họa lớn, dịch bệnh để hỗ trợ các lực lượng tại chỗ cứu hộ, khắc phục hậu quả của thảm họa, dịch bệnh hoặc để ổn định, duy trì an ninh và trật tự, an toàn xã hội... Quy định lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm Thẩm tra dự án luật, Uỷ ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại nhất trí về sự cần thiết ban hành luật. Về lực lượng thi hành trong tình trạng khẩn cấp, ủy ban cho rằng, về nguyên tắc, việc xây dựng, tổ chức lực lượng là trách nhiệm của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Tuy nhiên, qua việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, khảo sát thực tiễn và rà soát với các luật có liên quan (Luật Phòng thủ dân sự), một số ý kiến đề nghị luật cần xác định nguyên tắc để tổ chức lực lượng theo hướng có lực lượng chuyên trách, lực lượng kiêm nhiệm và lực lượng rộng rãi thi hành trong tình trạng khẩn cấp. Đồng thời, cần quy định về lực lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm tương ứng với từng loại tình trạng khẩn cấp; bổ sung quy định về đào tạo, huấn luyện, diễn tập và chế độ, chính sách thường xuyên cho các đối tượng để bảo đảm sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra...
Đề xuất Thủ tướng được áp dụng biện pháp chưa có trong luật để ứng phó tình trạng khẩn cấp
Admin
08:30 28/05/2025
TPO - Luật quy định trong trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước điều động lực lượng vũ trang đến địa bàn ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Cận cảnh sạt lở ở biển Hội An khiến phải công bố tình trạng khẩn cấp
Quảng Ninh công bố tình trạng thiên tai khẩn cấp với khu vực nguy cơ sạt lở
Yêu cầu công bố tình trạng khẩn cấp xâm thực, sạt lở bờ biển ở Hoằng Hoá (Thanh Hóa)