Cụ ông 70 tuổi bị vắt cắn khi đi rừng dẫn tới nhiễm trùng nguy hiểm, may mắn được các bác sĩ cứu sống.
Mục lục
Các bác sĩ khuyến cáo khi đi rừng nên trang bị các phương tiện phòng chống côn trùng - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ngày 5-5, BSCKII Lê Anh Tuấn - trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhân dân 115 - cho hay bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị thành công cho cụ ông bị vắt cắn khi đi rừng dẫn đến nguy hiểm tính mạng.
Trước đó bệnh nhân nam, 70 tuổi, nhập Gắp con vắt sống cả tháng trong mũi bé 7 tuổiĐỌC NGAY
Người bệnh được chẩn đoán nhiễm trùng huyết (sepsis) và bắt đầu điều trị với hai loại kháng sinh theo kinh nghiệm, nhằm bao phủ tác nhân vi khuẩn thường gặp.
Sau hai ngày điều trị với kháng sinh, người bệnh hết sốt, tiểu cầu tăng trở lại, men gan giảm dần về mức gần bình thường. Sau 5 ngày, kết quả cấy máu dương tính với vi khuẩn Klebsiella pneumoniae.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115 cho hay nguy cơ nhiễm trùng thứ phát sau khi bị côn trùng hút máu cắn tuy không phổ biến, nhưng không phải hiếm. Đặc biệt, Klebsiella pneumoniae là vi khuẩn gram âm có độc lực cao, có thể gây nhiễm trùng huyết nguy hiểm tính mạng.
Các loại côn trùng như vắt, đỉa, muỗi rừng... có thể là trung gian mang vi khuẩn. Khi lớp da bị rách, vi khuẩn xâm nhập sẽ gây nhiễm trùng nếu không được xử trí đúng cách.
Các bác sĩ khuyến cáo khi đi rừng nên trang bị các phương tiện bảo hộ, phòng tránh côn trùng hoặc sinh vật hút máu cắn.
Khi bị côn trùng cắn, cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng, theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, chảy dịch, sốt...
Nếu có biểu hiện bất thường kéo dài như sốt, mệt mỏi, xét nghiệm bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Đặc biệt ở người cao tuổi hoặc có bệnh nền, nguy cơ nhiễm trùng huyết cao hơn và cần cảnh giác.
Gắp con vắt dài 4cm từ hốc mũi phải cho bé trai 18 tháng tuổi
TTO - Các bác sĩ Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM vừa phẫu thuật nội soi gắp một con vắt dài 4cm ra khỏi hốc mũi phải cho một bé trai 18 tháng tuổi ở TP.HCM.
Nước rút để lộ cảnh tượng hoang tàn ở các xã miền núi tỉnh Nghệ An với hàng trăm khối bùn đất, nhiều tài sản của người dân hư hỏng, gỗ rác ngổn ngang chất cao như núi, giao thông ách tắc, môi trường ô nhiễm nặng nề.
Phòng khám đa khoa Việt Khang Thủ Đức là điểm nóng thường xuyên bị người dân phản ánh 'vẽ bệnh, moi tiền' bằng cách chào mời khám giá thấp, nhưng sau đó thông báo phát sinh thêm bệnh, yêu cầu thực hiện nhiều dịch vụ, kỹ thuật khác.
Bộ Tổng tham mưu vừa có công điện gửi các đơn vị yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ ở tỉnh Nghệ An; Quân chủng Phòng không - Không quân, Binh đoàn 18 sẵn sàng máy bay trực thăng cứu hộ khi có lệnh.
Bé gái 2 tuổi hóc hạt nhãn, người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi 2 trong tình trạng nguy kịch, mất ý thức, ngưng thở, tím tái toàn thân. Dù các bác sĩ đã khẩn trương cấp cứu suốt gần một giờ nhưng cháu không qua khỏi.
Sở Y tế Đà Nẵng vừa có công văn yêu cầu toàn bộ hệ thống khám chữa bệnh rà soát, chấn chỉnh hoạt động hành nghề sau loạt phản ánh "vẽ bệnh moi tiền" tại các phòng khám, cơ sở thẩm mỹ.
Nhiều bạn đọc đề xuất cần tách làn ô tô và xe máy, cho rằng không thể mãi đổ lỗi cho xe máy trong tình trạng giao thông hỗn loạn. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng nên tổ chức giao thông linh hoạt.
(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 116/CĐ-TTg ngày 20/7/2025 về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.
Tiếp xúc cử tri phường Quy Nhơn (Gia Lai), Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc nói ông đồng quan điểm với các cử tri về việc nên thống nhất một bộ sách giáo khoa trong toàn quốc, và sẽ chuyển kiến nghị cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.