Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Dự thảo đã thu hút nhiều ý kiến đa chiều của giáo viên, học sinh và những người đang công tác trong ngành giáo dục.
Mục lục
"Điều quan trọng không nằm ở việc phê bình, mà là cách phản hồi tích cực có định hướng, giúp học sinh hiểu rõ cảm xúc, hành vi và hệ quả thay vì chỉ cảm thấy mình bị gán nhãn hay bị loại trừ khỏi tập thể" - TS Giang Thiên Vũ - giảng viên tâm lý học, Trường đại học Sư phạm TP.HCM - Ảnh minh họa AI
Theo dự thảo, học sinh sẽ bị kỷ luật nếu vi phạm Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?ĐỌC NGAY
Thầy Ngô Văn Hải - hiệu trưởng Trường THPT Phạm Kiệt (Ba Tơ, Quảng Ngãi) - cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với tinh thần của dự thảo: "Về quan điểm cá nhân, tôi đồng tình với việc Bộ GD-ĐT bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập đối với học sinh. Kỷ luật trong nhà trường cần được nhìn nhận như một phương pháp giáo dục, chứ không đơn thuần là một hình thức xử phạt.
Việc áp dụng các phương pháp kỷ luật tích cực sẽ giúp học sinh có cơ hội tu dưỡng, rèn luyện, sửa chữa khuyết điểm và khắc phục hậu quả từ hành vi của mình. Đồng thời cách tiếp cận này cũng thể hiện tính nhân văn, bao dung của nền giáo dục".
Tuy vậy, thầy Hải cũng cho rằng ở bậc THCS và THPT, cần có thêm hình thức khiển trách đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng. Đây là bước cần thiết để các em nâng cao ý thức trách nhiệm, từ đó có sự chuyển biến thực sự trong nhận thức và hành vi.
Học sinh phản ứng khác nhau
Về phía học sinh cũng có những phản ứng khác nhau về dự thảo này. Em Gia Thy - học sinh lớp 10 tại TP.HCM - cho rằng hiệu quả của những hình thức như nhắc nhở, phê bình hay viết bản tự kiểm điểm còn phụ thuộc vào nhận thức của từng học sinh. Có bạn sẽ thật sự hối lỗi và sửa sai, nhưng cũng có bạn cho rằng như vậy là quá nhẹ, không ảnh hưởng gì, nên dễ tái phạm.
Gia Thy cũng chia sẻ thêm về băn khoăn của mình với cách chia mức kỷ luật hiện tại: "Em nghĩ có thể sẽ không công bằng lắm, vì nếu hình thức kỷ luật đều giống nhau thì sẽ khó phân biệt được mức độ nghiêm trọng của hành vi. Những bạn vi phạm nhẹ và vi phạm nặng mà đều chỉ bị nhắc nhở hay viết kiểm điểm thì có vẻ chưa thật sự thỏa đáng".
Tương tự, em Trần Hồng Anh Thư - học sinh lớp 12 Trường THPT Vĩnh Bình (Tiền Giang) - cho rằng với học sinh tiểu học, do các em còn nhỏ, chưa nhận thức được đầy đủ hành vi của mình nên việc nhắc nhở hoặc yêu cầu xin lỗi là một cách nhẹ nhàng, phù hợp để khuyên răn và giáo dục.
Còn đối với học sinh THCS và THPT, việc viết bản kiểm điểm sẽ giúp các bạn nhìn lại lỗi sai, ghi nhớ lâu hơn và học cách chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Nên về cơ bản, em đồng tình với các hình thức này, miễn là kỷ luật được áp dụng đúng, phù hợp và công bằng với từng hành vi vi phạm.
Tuy nhiên với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, em nghĩ các biện pháp nhẹ như nhắc nhở hay kiểm điểm có thể chưa đủ sức răn đe. Lúc này nhà trường cần áp dụng những hình thức kỷ luật nghiêm khắc hơn, như mời phụ huynh, tạm đình chỉ học hoặc tăng cường các biện pháp giáo dục có tính răn đe, để các bạn nhận thức rõ hơn về hậu quả hành vi của mình.
Thăm dò ý kiến
Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến về kỷ luật học sinh vi phạm. Theo đó, học sinh tiểu học sẽ bị nhắc nhở hoặc yêu cầu xin lỗi, học sinh cấp 2, 3 bị nhắc nhở, phê bình hoặc viết bản tự kiểm điểm. Theo bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Nên chia theo mức độ vi phạm để đảm bảo công bằng
Bổ sung phạt lao động công ích với học sinh vi phạm nghiêm trọng
Ý kiến khác
Bình chọnXem kết quả
Cho học sinh đọc và suy ngẫm thay vì kỷ luật
Thay vì kỷ luật học sinh, Trường THCS Bình Khánh làm phòng ‘Đọc và suy ngẫm’ để những em vi phạm có thời gian nhìn nhận cái sai của mình.
Nước rút để lộ cảnh tượng hoang tàn ở các xã miền núi tỉnh Nghệ An với hàng trăm khối bùn đất, nhiều tài sản của người dân hư hỏng, gỗ rác ngổn ngang chất cao như núi, giao thông ách tắc, môi trường ô nhiễm nặng nề.
Phòng khám đa khoa Việt Khang Thủ Đức là điểm nóng thường xuyên bị người dân phản ánh 'vẽ bệnh, moi tiền' bằng cách chào mời khám giá thấp, nhưng sau đó thông báo phát sinh thêm bệnh, yêu cầu thực hiện nhiều dịch vụ, kỹ thuật khác.
Bộ Tổng tham mưu vừa có công điện gửi các đơn vị yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ ở tỉnh Nghệ An; Quân chủng Phòng không - Không quân, Binh đoàn 18 sẵn sàng máy bay trực thăng cứu hộ khi có lệnh.
Bé gái 2 tuổi hóc hạt nhãn, người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi 2 trong tình trạng nguy kịch, mất ý thức, ngưng thở, tím tái toàn thân. Dù các bác sĩ đã khẩn trương cấp cứu suốt gần một giờ nhưng cháu không qua khỏi.
Sở Y tế Đà Nẵng vừa có công văn yêu cầu toàn bộ hệ thống khám chữa bệnh rà soát, chấn chỉnh hoạt động hành nghề sau loạt phản ánh "vẽ bệnh moi tiền" tại các phòng khám, cơ sở thẩm mỹ.
Nhiều bạn đọc đề xuất cần tách làn ô tô và xe máy, cho rằng không thể mãi đổ lỗi cho xe máy trong tình trạng giao thông hỗn loạn. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng nên tổ chức giao thông linh hoạt.
(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 116/CĐ-TTg ngày 20/7/2025 về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.
Tiếp xúc cử tri phường Quy Nhơn (Gia Lai), Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc nói ông đồng quan điểm với các cử tri về việc nên thống nhất một bộ sách giáo khoa trong toàn quốc, và sẽ chuyển kiến nghị cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.