Tại tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Hậu (cựu chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) có một thỉnh cầu gây chú ý: đề nghị báo chí không sử dụng tên Hậu "Pháo" trong các bài viết về vụ án này. Vậy quy định ra sao?
Mục lục
Bị cáo Nguyễn Văn Hậu tại phiên tòa - Ảnh: GIANG LONG
Đề nghị này được đưa ra tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án "vi phạm về quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ; nhận hối lộ…) có liên quan Tập đoàn Phúc Sơn (Vĩnh Phúc).
Quy định gọi bị can, bị cáo theo biệt danh
Luật sư này trình bày: Pháo là tên của mẹ bị cáo Hậu. Hồi nhỏ Hậu được gọi là Hậu "Pháo" để phân biệt với một người khác cũng tên Hậu trong xóm. Nay mẹ của bị cáo đã cao tuổi, không liên quan vụ án nên bị cáo và gia đình không muốn tên của bà bị liên tục nhắc đến.
Chủ tọa phiên tòa đã lưu ý báo chí sử dụng ngôn từ, đăng tải đúng tên gọi cá nhân của bị cáo.
Trước đây (năm 2020) tại phiên tòa xét xử vụ án "cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn Luật sư: Bà Hoàng Thị Thúy Lan bị bệnh tim; đề nghị không sử dụng tên Hậu 'pháo'ĐỌC NGAY
"Cha mẹ đặt tên cho bị cáo là Phan Văn Anh Vũ, gọi bị cáo là Vũ "Nhôm" giống như tội đồ", bị cáo Vũ nói tại tòa.
Chuyện một người có tên gọi khác ngoài tên thật theo khai sinh như ở hai trường hợp nêu trên khá phổ biến. Tên gọi khác có thể là tên thường gọi hay biệt danh, thường được gia đình, bạn bè… đặt dựa vào đặc điểm, tính cách, sở thích hay một sự kiện đặc biệt của cá nhân.
Khác với tên thật, biệt danh mang tính chất riêng tư, thể hiện sự thân mật, vui vẻ, hài hước… Trong một số tình huống, biệt danh lại là sự chế giễu, chọc ngoáy, có thể gây tổn thương…
Lâu nay các văn bản tố tụng hình sự như kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án vẫn luôn ghi nhận các tên gọi khác của bị can, bị cáo. Việc ghi nhận đó đa phần dựa theo lời khai của bị can, bị cáo chứ không có giấy tờ, tài liệu chứng minh.
Từ các kết luận điều tra, bản cáo trạng ghi nhận như thế mà báo chí vì muốn ngắn gọn, dễ nhớ… đã gọi bị can, bị cáo theo biệt danh.
Điều đáng lưu ý là các bộ luật tố tụng hình sự trước giờ đều không có quy định về việc các văn bản tố tụng phải ghi tên gọi khác của bị can, bị cáo.
Hiện tại, theo điểm a khoản 2 điều 260 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung), trong bản án sơ thẩm chỉ phải ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc, tiền án, tiền sự của bị cáo.
Còn theo các quy định của Bộ Công an, Viện KSND tối cao, TAND tối cao, các văn bản đó đều phải ghi tên gọi khác của bị can, bị cáo.
Đơn cử, các thông tư 61/2017, 119/2021 của Bộ Công an, quyết định 15/2018 của Viện KSND tối cao đều hướng dẫn mẫu kết luận điều tra, cáo trạng phải ghi tên gọi khác của bị can. Nghị quyết số 04/2004, số 05/2017 của hội đồng thẩm phán TAND tối cao cũng quy định bản án sơ thẩm phải ghi họ, tên của bị cáo và các bí danh, tên thường gọi khác (nếu có).
Vì sao phải ghi nhận tên gọi khác của bị can, bị cáo?
Nhiều người cho rằng đó là cách để các cơ quan pháp luật xác định đúng người có hành vi phạm tội, bị kết tội, phải thi hành hình phạt.
Nếu vậy các thông tin khác bắt buộc phải có trong các văn bản tố tụng (giới tính; họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng, con và các thông tin đã nêu ở điều luật trên của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành) đã giúp xác định?
Về họ, tên của cá nhân, điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: "Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó". Như vậy ngoài tên khai sinh thì các tên gọi khác không được thừa nhận trong nhiều loại quan hệ pháp luật, trong đó có quan hệ pháp luật tố tụng hình sự.
Để bảo đảm được một trong các quyền nhân thân (là quyền về họ, tên) của bị can, bị cáo và tránh để phát sinh những rắc rối không đáng có, thiết nghĩ các văn bản tố tụng chỉ cần ghi họ, tên khai sinh của bị can, bị cáo là đủ.
Trở lại với đề đạt đã nêu ở trên của bị cáo Nguyễn Văn Hậu, chủ tọa phiên tòa đề nghị báo chí đăng tải đúng tên gọi cá nhân của bị cáo. Đây là sự lưu ý hợp lý, nhất là khi biệt danh do người khác đặt đó có yếu tố nhạy cảm.
Tuy nhiên đối với những người từng có sức ảnh hưởng lớn trên nền tảng mạng xã hội, được đông đảo mọi người biết đến với những cái tên khác với tên thật rất dễ nhận diện do chính họ tự đặt cho mình trước khi vướng vòng lao lý, có lẽ nên để báo chí gọi theo tên Facebook, tên trên kênh YouTube, tên trên TikTok…
Đơn cử là trong vụ án "sản xuất hàng giả là thực phẩm, lừa dối khách hàng" xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt, nói bị can, bị cáo Phạm Quang Linh thì ít người biết. Nhưng nếu nói Quang Linh Vlogs (vốn là YouTuber nổi tiếng gắn với một kênh YouTube) thì đa số nhận ra ngay.
Tương tự, nói bị can, bị cáo Hằng Du mục (vốn là TikToker có triệu người theo dõi) thay vì nói Nguyễn Thị Thái Hằng thì hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ chính sách, pháp luật của Nhà nước… sẽ cao hơn.
Cách gọi bị cáo, phạm nhân áp dụng cho kiểm sát viên
Đối với bị cáo là cá nhân, kiểm sát viên sử dụng từ "bị cáo" hoặc "bị cáo" cùng với tên hoặc họ, tên của bị cáo. Ví dụ: Bị cáo cho biết...; hoặc bị cáo Nguyễn Văn A cho biết...
Trường hợp bị cáo là pháp nhân thương mại, kiểm sát viên sử dụng từ "bị cáo" hoặc "bị cáo" cùng với tên đầy đủ của pháp nhân đó.
Đối với người bị kết án, kiểm sát viên sử dụng từ "phạm nhân" cùng với họ, tên đầy đủ của người đó.
(Theo quyết định 46 ngày 20-2-2017 của Viện KSND tối cao ban hành quy tắc ứng xử của kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa…)
Khắc phục hơn 1.100 tỉ, được đề nghị lại mức án, ông Nguyễn Văn Hậu vẫn đối diện 30 năm tù
Sau khi Tập đoàn Phúc Sơn nộp 768 tỉ, cùng số tiền ông Hậu đã nộp và bị tạm giữ để khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án hơn 1,1 ngàn tỉ, viện kiểm sát đã đề nghị lại mức án với ông Nguyễn Văn Hậu cùng một số bị cáo.
TPO - Để tách làn ô tô, xe máy, năm 2022 Sở Xây dựng Hà Nội (khi đó là Sở GTVT) đã thực hiện kế hoạch phân làn trên đường Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, do lưu lượng xe đông và cột phân làn là lốp ô tô thường xuyên bị húc đổ nên sau đó phương án này không thực hiện được.
Tại lễ trao giải Insurance Asia Awards 2025 vừa qua, Prudential Việt Nam đã được xướng tên trong hạng mục “Sản phẩm bảo hiểm mới của năm 2025” với sản phẩm Bảo hiểm liên kết chung PRU – Bảo Vệ Tối Đa, chỉ sau vỏn vẹn 3 tháng ra mắt trên thị trường.
TPO - Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức mạnh của một đồng tiền. Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc giảm lãi suất cho vay để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay .
Kết quả kinh doanh quý 2/2025 của Samsung là một lời cảnh báo về những thách thức mà gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đang đối mặt trong cuộc đua AI toàn cầu…
TPO - Nữ sinh viên bị béo phì mức độ nặng đã rơi vào tình trạng sốc nhiễm trùng, nguy kịch tính mạng do vi khuẩn Klebsiella pneumoniae – một chủng vi khuẩn “khét tiếng” với khả năng kháng nhiều loại kháng sinh mạnh hiện nay.
TPO - Sáng 9/7, tại sân bay Kép ở tỉnh Bắc Ninh, Trung đoàn 927 thuộc Sư đoàn Không quân 371 đã tổ chức tiếp thu 3 máy bay Su-30MK2 của Trung đoàn 935 thuộc Sư đoàn Không quân 370, cơ động chuyển sân từ sân bay Biên Hòa tỉnh Đồng Nai tới tham gia nhiệm vụ diễu binh trong dịp 2/9 năm nay.
Cuộc sống hiện đại với nhiều lo toan khiến việc thảnh thơi đôi khi trở thành mong ước xa tầm với. Nhưng với ECO Người Tiêu Dùng, việc sống nhẹ nhàng, an yên không còn là điều khó thực hiện. ECO mang đến một lối sống tiêu dùng thông minh, giúp mẹ vừa chăm sóc gia đình chu toàn vừa tận hưởng thời gian dành riêng cho bản thân.