Truyện ngắn ‘Trăm Ngàn’ của tác giả Ngô Tú Ngân được trao giải nhì (không có giải nhất) bị một số người chê ‘bắt chước’ Nguyễn Ngọc Tư một cách non kém.
Mục lục
Hai tác giả đoạt giải nhì là Vũ Ngọc Thư (thứ hai từ trái sang) và Ngô Tú Ngân (thứ ba từ trái sang), nhận chứng nhận và hoa chúc mừng từ Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều (bìa trái) và Chủ tịch hội đồng giám khảo Nguyễn Bình Phương (bìa phải) - Ảnh: BTC
Cuộc thi truyện ngắn báo Mẹ tôi chửi kẻ trộm gây tranh cãi: Khủng hoảng nhưng tín hiệu tốt lành
Nhà văn Nguyễn Bình Phương - chủ tịch hội đồng giám khảo của cuộc thi - không ngạc nhiên khi sẽ có những người không đồng tình với đánh giá của hội đồng giám khảo.
Bởi lẽ “trong nghệ thuật, cùng một tác phẩm mỗi người lại có sự tiếp nhận, thẩm thấu, đồng cảm khác nhau dẫn tới các đánh giá khác nhau”.
Ông khẳng định ở những cuộc thi như cuộc thi truyện ngắn này, ngoài chất lượng là cơ sở đặt lên hàng đầu, thì việc đoạt giải còn phụ thuộc nhiều yếu tố phụ khác.
Như tính cân bằng giữa giá trị truyền thống với giá trị sáng tạo mới, giữa giá trị của vẻ đẹp văn chương thuần túy với giá trị giáo dục nhân tính, trong đó có cả tính cân bằng giữa các vùng chủ đề với nhau.
Và không thể không nhắc tới yếu tố cơ duyên. Tác phẩm đoạt giải là những tác phẩm có cơ duyên may mắn chiếm được sự đồng cảm trong tiếp nhận, thẩm thấu của đa số thành viên tại một hội đồng cụ thể.
“Nhắc điều ấy để cùng nhau thấy rằng những tác phẩm chưa đoạt giải trong cuộc thi này không hẳn là chất lượng nghệ thuật thấp hơn, yếu hơn, và các tác phẩm đoạt giải chưa hẳn đã xuất sắc vượt trội hẳn lên hoặc đã hoàn mỹ đến mức tuyệt đối”, ông Nguyễn Bình Phương nói.
Giám khảo giải thưởng văn chương nên có thêm các nhà phê bình
Đánh giá chung về chất lượng tác phẩm dự giải, ông Phương khẳng định hầu hết các tác phẩm dự thi đã phản ánh, khắc họa nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, từ hiện tượng phổ quát cho tới những biến chuyển thầm kín, riêng tư, từ vấn đề của cả cộng đồng cho tới ứng xử của mỗi cá nhân.
Bằng sự nhạy bén, sắc sảo và hết sức trách nhiệm của mình, các tác giả đã tập trung mổ xẻ về đời sống hiện tại.
Bên cạnh những tác giả, tác phẩm kiên định với lối viết đậm chất truyền thống, có không ít những tác giả, tác phẩm thể hiện rõ nét tinh thần tìm tòi, khám phá cách thể hiện mới, từ góc tiếp cận tới giọng điệu, từ bút pháp cho tới bố cục.
Các tác phẩm dự thi đã phản ánh đúng hiện thực của văn chương hiện nay.
Là thành viên hội đồng chung khảo của giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ 2022-2024, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, nhà văn Bảo Ninh không bình luận về các tác phẩm được giải, mà góp ý rằng giám khảo các cuộc thi văn chương nên có thêm tiếng nói của các nhà phê bình.
Cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ 2022-2024 không có giải nhất.
Ban tổ chức trao hai giải nhì cho Bờ sông lặng sóng của tác giả Vũ Ngọc Thư và Trăm Ngàn của tác giả Ngô Tú Ngân.
Hai giải ba (mỗi giải 30 triệu đồng) cho Nhi thư của tác giả Hà Đình Cẩn, Miền xa ngái của tác giả Phạm Xuân Hùng và 6 giải tư.
Khóc cười với giải thưởng văn chương
Bỏ quên những tác giả xứng đáng, giải thưởng ít có tiếng vang nhưng những lùm xùm thì ầm ĩ... là chuyện dở khóc dở cười của giải thưởng văn chương ở ta hiện nay.
Năm 2025 là kỷ niệm giải Chuông vàng vọng cổ bước vào mùa thứ 20. Dịp này, các chuông vàng qua các thế hệ đã liên tiếp ra các MV ca cổ mới để ‘đãi’ khán giả mộ điệu.
Gần đây, trên mạng xã hội lan truyền rầm rộ một phương pháp được cho là "chữa đột quỵ tại chỗ" bằng cách dùng kim chích máu ở đầu ngón tay, dái tai, thậm chí là đỉnh đầu người bệnh.
Khoảng 3,4 triệu người đang nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng. Vậy ủy quyền nhận lương hưu từ khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp cần lưu ý gì?
Mấy hôm nay phụ huynh, học sinh đua nhau tìm hiểu các khái niệm toán học và ý nghĩa của chúng. Họ lần mò theo các công thức, học cách tính toán, làm đi làm lại nhiều lần để quy đổi, biết số điểm chính xác của mình trước khi đăng ký xét tuyển đại học.
Đuối nước vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em tại Việt Nam, đặc biệt trong độ tuổi từ 5 đến 14. Theo số liệu từ Bộ Y tế, mỗi năm vẫn có gần 2.000 trẻ em Việt Nam chết do đuối nước.