Giáo sư - tiến sĩ Đặng Lương Mô đã ra đi, để lại một khoảng trống khó lấp trong lòng những người từng yêu quý và kính trọng ông.
Mục lục
GS Đặng Lương Mô (giữa) trong một chuyến đi thăm quần đảo Trường Sa - Ảnh: Gia đình cung cấp
Vẫn còn đây nụ cười hiền lành, ánh mắt ấm áp và giọng nói từ tốn của ông. Mới vài tuần trước thôi, anh em, học trò, bạn bè vẫn còn ngồi bên nhau nghe ông nói chuyện, vẫn còn được nghe những trăn trở, dự định còn dang dở.
Vậy mà giờ đây, Giáo sư - tiến sĩ Đặng Lương Mô đã ra đi, để lại một khoảng trống khó lấp trong lòng những người từng yêu quý và kính trọng ông.
Từ cậu học sinh Kiến An đến người thầy được kính trọng
Giáo sư Đặng Lương Mô sinh năm 1936 tại Kiến An, Hải Phòng, trong một gia đình Công giáo gốc Bắc Ninh có truyền thống học tập. Ông cùng gia đình di cư vào Nam năm 1954 và định cư tại Sài Gòn.
Ông sớm bộc lộ tư chất học tập xuất sắc, đậu thủ khoa vào Trường Kỹ sư công nghệ, Trung tâm quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ (khoa cơ khí Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM hiện nay).
Năm 1957, ở tuổi 21, ông nhận GS.TS Đặng Lương Mô: Nhà khoa học với 300 công trìnhĐỌC NGAY
Ông hoàn thành luận án tiến sĩ khoa học và làm chuyên gia tại Viện Nghiên cứu trung ương, Công ty Toshiba.
Thành danh nơi xứ người, nhưng tấm lòng vẫn hướng về quê hương. Năm 1971, ông trở về Việt Nam tham gia giảng dạy tại Trường ĐH Khoa học Sài Gòn và Trung tâm quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ.
Ông lần lượt giữ vị trí giám đốc Trường Điện, rồi đến năm 1973 là viện trưởng Học viện quốc gia Kỹ thuật (tiền thân là Trung tâm quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ).
Trong những năm tháng biến động đó, ông vẫn lặng lẽ cống hiến cho giáo dục đại học, không ồn ào, làm việc với niềm tin rằng tri thức sẽ là con đường phát triển của đất nước.
Gieo mầm cho thế hệ khoa học trẻ
Sau năm 1975, ông trở lại Nhật Bản, tiếp tục nghiên cứu tại Toshiba và sau đó là giáo sư tại Đại học Hosei (Tokyo) từ năm 1983 đến 2002; trong những ngày tháng này, ông vẫn đau đáu hướng về Việt Nam.
Ngay từ cuối thập niên 1980, ông đã vận động xin học bổng, thiết bị từ các quỹ học bổng, các chương trình hợp tác tại Nhật để hỗ trợ các trường đại học trong nước.
Hàng chục giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM lúc bấy giờ đã được ông kết nối sang Nhật tu nghiệp. Từ những ngày ấy, ông đã âm thầm gieo mầm cho một thế hệ khoa học trẻ.
Năm 2002, sau khi về nước định cư, không nghỉ ngơi, ông bắt tay ngay vào công việc, giảng dạy, cố vấn, xây dựng chương trình đào tạo, kết nối chuyên gia.
Với cương vị cố vấn của giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, ông là người đặt nền móng cho sự ra đời của các đơn vị, chương trình đào tạo về vi điện tử tại ĐH Quốc gia TP.HCM. Ngoài ĐH Quốc gia TP.HCM, ông còn tham gia giảng dạy, phản biện khoa học và hỗ trợ nhiều trường đại học khác.
Ông cũng góp phần trong các hoạt động của Khu Công nghệ cao TP.HCM, nơi đặt nền móng cho ngành bán dẫn nội địa.
Trong bối cảnh đất nước đang nỗ lực tham gia sâu vào chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, ông như tìm lại tuổi thanh xuân của mình. Ông đã tích cực tham gia các nhóm tư vấn, đóng góp nhiều ý kiến cụ thể cho chiến lược và các hoạt động triển khai thực tiễn.
Những hoạt động không ngơi nghỉ của ông đã góp phần hình thành nền tảng ban đầu cho sự phát triển ngành công nghiệp vi mạch - bán dẫn tại Việt Nam.
Một người thầy mẫu mực, một trí thức tử tế
Dù từng giảng dạy tại Tokyo, được vinh danh ở Mỹ, Nhật, là hội viên các viện hàn lâm danh giá, nhưng ông luôn khiêm tốn, gần gũi. Ông nói chuyện nhẹ nhàng, đôi khi pha trò hóm hỉnh nhưng luôn toát lên sự sâu sắc, điềm đạm của một người từng trải, hiểu đời, hiểu người.
Giáo sư Đặng Lương Mô được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý. Nhưng với ông, điều tự hào hơn cả chính là những học trò biết nối tiếp con đường, những đồng nghiệp biết yêu nghề, những người bạn đồng hành chia sẻ niềm tin vào tri thức.
Ông đã đi xa, nhưng để lại không chỉ công trình, bài viết, sách vở, mà còn để lại một nhân cách. Một nhân cách trí thức Việt Nam yêu nước, giản dị, sâu sắc, tận hiến cho giáo dục và cho thế hệ mai sau.
Vĩnh biệt thầy, với tất cả lòng kính trọng và tiếc thương.
Yêu văn hóa và trăn trở với tiếng Việt
Bên cạnh vai trò nhà khoa học, Giáo sư Đặng Lương Mô còn là một trí thức đậm chất văn hóa. Ông đam mê thư pháp, ngữ nghĩa học, và nghiên cứu sâu sắc về tiếng Hán và tiếng Việt.
Ông thường chỉ ra những nhầm lẫn phổ biến trong cách dùng từ của người Việt hiện đại, phân tích nguồn gốc từ Hán - Việt một cách sắc sảo nhưng dễ hiểu.
Ông từng nói: "Muốn vững vàng trong khoa học, trước tiên phải hiểu văn hóa và lịch sử mình từ đâu".
Tư duy học thuật của ông luôn gắn với căn tính văn hóa dân tộc, một điều quý đối với người làm khoa học kỹ thuật.
Với nét văn hóa này, ngoài hàng trăm công trình nghiên cứu, công bố khoa học trên các tạp chí quốc tế, ông còn để lại nhiều cuốn sách có giá trị, những lát cắt trí tuệ và tâm hồn.
Giáo sư Đặng Lương Mô qua đời
GS.TS Đặng Lương Mô, giáo sư danh dự Đại học Hosei (Nhật Bản), cố vấn cao cấp tại Đại học Quốc gia TP.HCM, qua đời chiều nay 6-5.
TPO - Một cú sốc lớn đã xảy ra ở vòng 36 Ngoại hạng Anh khi Man City bất lực trước đội bóng yếu nhất giải, Southampton. Vì không thắng được đối thủ này mà Man City đã giúp Southampton tránh cảnh giữ kỷ lục đáng quên.
Cộng đồng mạng Phú Quốc vừa đăng tải đoạn clip ngắn cảnh hãi hùng về một người mặc áo đen, đội mũ bảo hiểm màu đỏ, cầm vật lạ trên tay rồi liên tục gí vào người phụ nữ ở kế bên sân bóng đá Bến Tràm (TP Phú Quốc) gây xôn xao dư luận.
TPO - Nhận định bóng đá Newcastle vs Chelsea, vòng 36 Premier League 2024/25, lúc 18h00 ngày 11/5 - Thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, phong độ, lịch sử đối đầu. Với lịch sử đối đầu vượt trội và lợi thế sân nhà St James’ Park, “Chích chòe” được dự đoán sẽ khuất phục “The Blues” để củng cố vị trí trong top 4.
680 học sinh THCS tại TP.HCM và các tỉnh lọt vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong những thử thách thực hiện vai trò của những người lính trên chiến trường năm ấy.
Cơ quan công an đã bắt giữ Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Úc (TP Hải Phòng) và 3 nhân viên để điều tra do có dấu hiệu vi phạm quy định trong quản lý kinh tế.
Trưa 11/5 (theo giờ địa phương), tại Moskva, Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Kinh tế phát triển Liên bang Nga, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đã tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga...
TPO - Công trình đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đi ngang qua suối, chủ đầu tư chỉ đặt một vài cống nhỏ nên lượng nước thoát qua không kịp dẫn đến ngập úng, nước tràn vào nhà dân.