Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, TP.HCM liên tiếp xảy ra ba vụ nghi ngộ độc thực phẩm tập thể tại các trường học khiến nhiều học sinh nhập viện với triệu chứng nôn ói, đau bụng, tiêu chảy...
Mục lục
Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 sẽ tập trung kiểm tra các bếp ăn tập thể - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Từ ngày 15-4, cả nước sẽ bước vào Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025. Đây cũng là giai đoạn cao điểm nắng nóng khiến nguy cơ ngộ độc tăng cao nếu không có biện pháp phòng tránh.
Liên tiếp ba vụ ngộ độc thực phẩm tập thể
Mới đây nhất, ngày 10-4, có 22 học sinh Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7) nghi bị Cảnh giác ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóngTP.HCM: Kiểm nghiệm tìm nguyên nhân nghi ngộ độc 37 người sau ăn bánh mì, 33 em là học sinh28 học sinh và giáo viên nhập viện: Không phải ngộ độc, do nắng nóng?
Cục yêu cầu các địa phương kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề tồn đọng trong quản lý, những vi phạm về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm. Trong quá trình kiểm tra phải tập trung xem xét giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy cam kết sản xuất thực phẩm an toàn, điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, thực phẩm...
Các đoàn kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải xử lý, tuyệt đối không để thực phẩm không an toàn lưu thông trên thị trường. Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm về an toàn thực phẩm...
PGS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), cho rằng bếp ăn tập thể thường chế biến với số lượng lớn suất ăn, do đó nguồn nguyên liệu thường được mua để dự trữ sẵn, tiện chế biến. Trong quá trình dự trữ nguyên liệu nếu không đảm bảo dẫn đến hư hỏng...
Vì vậy để đảm bảo an toàn trong bếp ăn tập thể thì nguồn nguyên liệu đầu vào rõ ràng, hạn chế dự trữ nhiều, ký hợp đồng cung cấp thực phẩm với những nơi uy tín. Bên cạnh đó phải có hệ thống thiết bị bảo quản thực phẩm tốt, môi trường sạch sẽ, lực lượng chức năng phải tăng cường kiểm tra, giám sát.
Hai bộ phối hợp tăng mức xử phạt
Theo bà Trần Việt Nga - cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, hiện nay trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, các hành vi vi phạm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là đối với các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, cửa hàng ăn uống... sẽ bị xử lý.
Việc triển khai xử phạt sẽ quy định theo hành vi. Trong đó các hành vi có mức xử phạt cao nhất đối với cá nhân lên tới 100 triệu đồng, đối với tổ chức mức cao nhất tới 200 triệu đồng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết thêm đối với các hành vi nghiêm trọng như sản xuất, buôn bán thực phẩm giả, khung hình phạt trong Bộ luật Hình sự có thể lên tới 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Vừa qua, lãnh đạo Bộ Y tế và Bộ Công an đã họp nhằm thảo luận về việc tăng mức chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm. Mới đây Sở Y tế Hà Nội đã đề xuất tăng mức phạt với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm lên gấp đôi so với mức phạt quy định trong các nghị định hiện hành, nhằm tạo ra một sức răn đe mạnh mẽ với các tổ chức, cá nhân tham gia vào sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
UBND TP Hà Nội cũng vừa tổ chức hội nghị triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 với chủ đề "Bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố".
Thời tiết càng nóng ẩm càng nguy hiểm
PSG Nguyễn Duy Thịnh cho hay thời tiết càng nóng ẩm, vi sinh vật và vi khuẩn có hại càng phát triển nhanh khiến thực phẩm dễ ôi thiu, hư hỏng. Khi xâm nhập thực phẩm, vi khuẩn phát triển rất nhanh nhân lên gấp nhiều lần trong thời gian ngắn, sinh ra chất độc gây ngộ độc.
Đối với những thực phẩm khi đã nhiễm độc tố, mặc dù đun sôi ở nhiệt độ cao các vi sinh vật có thể bị tiêu diệt nhưng độc tố chúng sinh ra không mất đi, vẫn có nguy cơ gây ngộ độc. Đặc biệt là các loại thực phẩm như thịt, trứng, sữa, cá, hải sản, patê, giò lụa... là môi trường giàu dinh dưỡng, protein để vi khuẩn thuận lợi sinh sôi và phát triển phát sinh độc tố.
Bộ Y tế đề nghị làm rõ vụ 29 học sinh tại TP.HCM nghi ngộ độc thực phẩm
Bộ Y tế đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM làm rõ vụ 29 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm tại quận 7, TP.HCM.
Trong 4 tháng đầu năm 2025, sản xuất công nghiệp, du lịch và xuất, nhập khẩu của Hải Phòng đều duy trì mức tăng trưởng ổn định, thu ngân sách nhà nước đạt 57,925 tỷ đồng tăng hơn 37% so với cùng kỳ...
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương rà soát, phân nhóm và xử lý dứt điểm các dự án đầu tư đang gặp vướng mắc, nhằm tránh lãng phí nguồn lực và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội...
TPO - Tại thời điểm 31/3, Tập đoàn Novaland đang có nợ phải trả 185.951 tỷ đồng nhưng trong 3 tháng qua vẫn chi 1.406 tỷ để góp vốn vào Công ty TNHH Vũng Tàu Investment - chủ đầu tư dự án Khu du lịch Suối nước nóng Bình Châu.
TPO - Người có hành vi gian lận thẻ bảo hiểm y tế có thể bị phạt từ 40 triệu đồng (hiện hành là 20 triệu); phạt cải tạo không giam giữ 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Ngày 24/4/2025, Công ty Cổ phần Báo Cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) long trọng tổ chức lễ trao giải Top 10 nhà thầu uy tín 2025, Ecoba Việt Nam xuất sắc khi năm thứ 6 liên tiếp nằm trong Bảng xếp hạng top 10 uy tín.
TPO - 13 trường quân đội có đủ điều kiện được giao nhiệm vụ đào tạo hệ dân sự từ năm 2025 sau nhiều năm dừng tuyển, với 3.200 chỉ tiêu. Sinh viên hệ quân sự các trường công an, quân đội sẽ được miễn học phí còn hệ dân sự vẫn phải đóng học phí theo quy định riêng.
TPO - Sau vụ du khách tố bè nổi trên vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa bán cá bò hòm 3,5 triệu đồng/kg, cơ quan chức năng đã đi kiểm tra và xác định bè nổi này có 3 lỗi vi phạm. Hiện đang hoàn thiện hồ sơ để đề nghị UBND TP. Nha Trang ra quyết định xử phạt hành chính.
TPO - Đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng, rất khó để quy định như thế nào về 'gợi ý' học thêm trong luật, do đó, cần có bộ quy tắc ứng xử riêng của nhà giáo để giải quyết vấn đề này.