Hội đồng trường thành viên có làm giảm vai trò đại học quốc gia, đại học vùng?

Admin

Nhiều ý kiến cho rằng mô hình hội đồng đại học quốc gia và hội đồng trường đại học thành viên hiện đang hoạt động tốt, dù có những khúc mắc giai đoạn đầu.

đại học - Ảnh 1.

Hội đồng trường Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) có các doanh nhân, nhà khoa học uy tín, đóng góp rất nhiều cho định hướng phát triển của trường - Ảnh: ĐHBK

Theo Luật Giáo dục đại học 2018, cơ cấu tổ chức của trường đại học gồm nhiều thành phần, trong đó có hội đồng trường đại học, hội đồng học viện (gọi chung là hội đồng trường). 

Tương tự, cơ cấu tổ chức của đại học có hội đồng đại học. Mỗi hội đồng có chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

Không làm giảm vai trò đại học quốc gia

Giải thích về sự khác biệt này, GS.TS Lê Minh Phương - chủ tịch hội đồng trường Hội đồng trường không phải chỉ 'gật' hay 'lắc'

Tuy nhiên thực tế nhiều năm qua cho thấy hội đồng trường và hội đồng đại học đang làm tốt vai trò và nhiệm vụ của mình. 

Các trường thành viên xây dựng chiến lược phát triển đồng bộ với định hướng chung, không phát sinh bất nhất.

PGS.TS Lê Thị Ngọc Điệp - chủ tịch hội đồng trường Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho rằng các trường đại học thuộc đại học quốc gia, đại học vùng đã xây dựng hội đồng trường và vận hành ổn định trong thời gian vừa qua. Hội đồng đại học quốc gia - hội đồng trường có sự phối hợp nhịp nhàng.

Theo bà Điệp, việc duy trì hội đồng trường tại mỗi trường thành viên giúp các trường chủ động, linh hoạt, nhanh chóng trong việc đưa ra các quyết định, chiến lược quan trọng, mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào hội đồng đại học quốc gia. 

Bên cạnh đó cũng không đặt trách nhiệm, áp lực lớn lên các thành viên của hội đồng đại học quốc gia khi đưa ra quyết định cho các trường thành viên, vốn có đặc thù riêng.

Đại học lớn mạnh từ trường thành viên

Ở khía cạnh pháp lý, PGS.TS Đoàn Thị Phương Diệp, trưởng phòng thanh tra pháp chế Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), cho rằng về bản chất, mối quan hệ giữa hội đồng đại học và hội đồng trường không phải là quan hệ cấp trên - cấp dưới, hội đồng trường cũng không có trách nhiệm báo cáo và chịu trách nhiệm trước hội đồng đại học.

Vai trò hội đồng đại học tách biệt với hội đồng trường các trường. Đây là điểm quan trọng cần làm rõ để tránh hiểu nhầm rằng hội đồng đại học có thể thay thế vai trò của hội đồng trường. Nếu việc bỏ hội đồng trường thành viên được thông qua, đẩy toàn bộ chức năng đó lên hội đồng đại học là bất khả thi, vừa trái thực tiễn, vừa không phù hợp quy định pháp luật hiện hành.

"Sự lớn mạnh và phát triển bền vững của đại học quốc gia bắt nguồn từ sự lớn mạnh và phát triển bền vững của các đơn vị thành viên. Hội đồng trường ở các trường đại học thành viên là thiết chế đảm bảo tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, là nền tảng cho sự phát triển của các trường" - bà Diệp cho hay.

Hội đồng trường đại học: Ai vào, ai ra?Bỏ hay giữ hội đồng trường đại học thành viên?

Theo các trường, tự chủ đại học gắn liền với hội đồng trường. 

Việc tự chủ giúp các trường đại học thành viên phát triển nhanh chóng trong thời gian qua, góp phần nâng cao sức mạnh của hệ thống đại học quốc gia, đại học vùng. 

Nếu bỏ hội đồng trường của trường đại học thành viên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện tự chủ, kéo lùi sự phát triển, trưởng thành, từ đó sức mạnh hệ thống cũng bị ảnh hưởng.

PGS.TS Huỳnh Kỳ Phương Hạ - phó hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho biết hội đồng trường có 30% là thành viên ngoài trường. Đây là những người có tiếng nói và tầm nhìn chiến lược rất lớn. Họ là các doanh nhân, nhà khoa học có uy tín, đóng góp rất nhiều cho định hướng phát triển của trường.

Từ đó ông cảnh báo "nếu bỏ hội đồng trường, chúng ta có thể bị tụt hậu so với thế giới. Khi các trường thành viên tụt hạng, cả hệ thống sẽ bị kéo theo. Điều này là rất đáng lo ngại".

Cần phân định rõ hơn

Các trường thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM đều không đồng tình bỏ hội đồng trường trường đại học thành viên, giữ mô hình hội đồng đại học và hội đồng trường như hiện nay. Tuy nhiên từ thực tế hoạt động, nhiều ý kiến đề xuất cần có điều chỉnh để phân định rõ hơn vai trò của hội đồng đại học và hội đồng trường.

Ông Nguyễn Hoàng Dũng - phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học sức khỏe (Đại học Quốc gia TP.HCM) - đề xuất cần có văn bản pháp lý chi tiết hóa mối quan hệ giữa hội đồng trường và hội đồng đại học quốc gia, đại học vùng, đảm bảo nguyên tắc tự chủ, trách nhiệm, giải trình và giám sát. Ngoài ra cần xác định rõ vai trò giữa các cấp hội đồng.

PGS.TS Đinh Đức Anh Vũ - phó hiệu trưởng Trường đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho rằng ban soạn thảo sửa đổi Luật Giáo dục đại học nên tập trung theo hướng phân định rõ ràng trách nhiệm và mối quan hệ giữa hội đồng đại học và hội đồng trường, làm rõ ràng hơn tính phân cấp, đồng thời đảm bảo hiệu quả quản trị đại học và giữ được tính tự chủ thực chất của từng trường trong hệ thống.

Hội đồng trường thành viên có làm giảm vai trò đại học quốc gia, đại học vùng? - Ảnh 2.Bỏ hội đồng trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng là 'bước lùi về tự chủ đại học'?

Nhiều ý kiến cho rằng việc các trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng không có hội đồng trường là bước lùi về tự chủ đại học.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề