Hội Thủy sản Việt Nam kịch liệt phản đối lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông của Trung Quốc, và yêu cầu nước này chấm dứt ngay lệnh cấm đánh bắt cá phi lý này ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và biển quốc tế.
Mục lục
Tàu cá Việt Nam hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa - Ảnh: C. TUỆ
Ngày 9-5, Hội Thủy sản Việt Nam cho biết đơn vị vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Ngoại giao về việc phản đối phía Yêu cầu hỗ trợ ngư dân ra biển trước lệnh cấm đánh bắt cá từ Trung Quốc
Lệnh cấm này cũng vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS); đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
"Lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông của phía Trung Quốc kéo dài trong một thời gian, như vậy sẽ cản trở hoạt động bình thường của tàu cá và ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng đánh bắt trên biển.
Đồng thời làm gia tăng nguy cơ đụng độ giữa tàu cá của ngư dân Việt Nam với lực lượng hải cảnh phía Trung Quốc, sẽ gây khó khăn cho nghề cá và sinh kế của ngư dân ta.
Hội Thủy sản Việt Nam kịch liệt phản đối lệnh cấm đánh bắt cá sai trái nói trên của phía Trung Quốc. Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay lệnh cấm đánh bắt cá phi lý này ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và biển quốc tế" - Hội Thủy sản Việt Nam nhấn mạnh.
Hội Thủy sản Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng phản đối mạnh mẽ và có những biện pháp quyết liệt, ngăn chặn lệnh cấm đánh bắt cá phi lý nói trên của Trung Quốc, nhằm bảo vệ tài nguyên biển, nguồn lợi thủy sản biển, bảo vệ an toàn cho ngư dân Việt Nam khi sản xuất trên vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Như Tuổi Trẻ Online đưa tin, trước thông báo của phía Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Môi trường có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố thông báo ngay đến ngư dân ta biết về việc cấm đánh bắt cá có thời hạn trên biển của Trung Quốc.
Khẳng định việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá có thời hạn tại vùng biển có phạm vi xác định nêu trên đã xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông và không có giá trị.
Văn bản của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng động viên ngư dân ta bám biển sản xuất bình thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam và hướng dẫn ngư dân tổ chức thành tổ, đội, đoàn khi đi sản xuất để hỗ trợ nhau trên biển.
Đề nghị ngư dân cần nâng cao cảnh giác với việc Trung Quốc có thể có hành động cứng rắn, thậm chí bắt giữ đối với các tàu cá hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển và thời gian nói trên.
Kịp thời thông báo cho các cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam.
Lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông của Trung Quốc đã xâm phạm quyền chủ quyền của Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẳng định việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá có thời hạn tại vùng Biển Đông đã xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông và không có giá trị.
TPO - Ngày 9/5, Công an tỉnh Thái Nguyên tổ chức lễ công bố quyết định nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí đối với lãnh đạo cấp phòng, chỉ huy cấp đội thuộc Công an tỉnh, phục vụ cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
TPO - Ngày 9/5, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch triển khai giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý đối với các dự án đầu tư trên địa bàn.
TPO - Sân khấu Lan Anh - cái tên từng gắn liền với cả một thời vàng son của nhạc Việt - khép lại hành trình gần ba thập kỷ. Không chỉ là nơi diễn ra hàng trăm chương trình nghệ thuật, đây còn là không gian từng chắp cánh cho nhiều thế hệ ca sĩ, đưa âm nhạc sống gần gũi và chạm tới công chúng.
TPO - Phim kinh dị "Út Lan: Oán linh giữ của" xoay quanh chuyện dân gian bí ẩn về bùa ngải, hủ tục. Nhà sản xuất tiết lộ phim không tập trung vào các phân cảnh hù dọa mà thiết lập nỗi sợ dựa trên những thứ thân quen.
TPO - Dù trời mưa rất lớn nhưng đơn vị thi công sửa chữa mặt đường Nội Bài - Lào Cai vẫn tổ chức thảm mặt đường. Theo chuyên gia cầu đường, để xảy ra việc phải lu lèn dưới mưa là tối kị. Dù bất kỳ trường hợp nào, mặt đường phải đảm bảo nhiệt độ ít nhất 70 độ C. Tuy nhiên, tại hiện trường, máy vẫn lu dưới trời mưa khi mặt đường đã nguội, có thể sờ tay mà không thấy nóng.
TPO - Nhiều công trình, dự án ở Quảng Trị có nguy cơ cao không hoàn thành kịp tiến độ khi kết thúc hiệp định vay đã được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cảnh báo.