Không thể lấy phổ điểm làm căn cứ đánh giá chất lượng giáo dục

Admin

Cần nhìn nhận rõ: phổ điểm chỉ là công cụ thống kê mô tả, không phải là thước đo trực tiếp của độ khó hay chất lượng đề thi.

PHỔ ĐIỂM - Ảnh 1.

Thí sinh căng thẳng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT - Ảnh minh họa: NAM TRẦN

* Tra cứu nhanh điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 Không thể lấy phổ điểm làm căn cứ đánh giá chất lượng giáo dục - Ảnh 2.Không thể lấy phổ điểm làm căn cứ đánh giá chất lượng giáo dục - Ảnh 3.Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?ĐỌC NGAY

Việc ra đề bằng phương pháp chuyên gia không phải là điều xa lạ trong giáo dục. Nó thường được áp dụng khi cần phản ứng nhanh, khi chưa có đủ thời gian xây dựng ngân hàng chuẩn, hoặc trong các kỳ thi nội bộ. Tuy nhiên phương pháp này thiếu tính khách quan và ổn định so với một hệ thống đề chuẩn hóa.

Khi ra đề theo chuyên gia: mức độ khó dễ phụ thuộc vào chủ quan người biên soạn; câu hỏi chưa qua thử nghiệm thực tế; không có dữ liệu đối sánh để điều chỉnh; phân phối độ khó và kỹ năng được thiết kế dựa trên kinh nghiệm thay vì dữ liệu.

Kết quả là phổ điểm trở thành sản phẩm của một thước đo chưa hiệu chỉnh. Việc sử dụng nó để rút ra các kết luận về năng lực học sinh, chất lượng dạy học, hoặc sự phù hợp của chương trình sẽ là một sai lệch nghiêm trọng về phương pháp.

Dữ liệu chưa tin cậy, kết luận thiếu chính xác, chính sách sẽ chưa phù hợp

Trong bối cảnh cải cách giáo dục đang ở giai đoạn bản lề, việc sử dụng dữ liệu từ các kỳ thi để đánh giá, so sánh và ra quyết định là hết sức cần thiết. Tuy nhiên điều nguy hiểm nhất là dựa vào dữ liệu chưa đáng tin để đưa ra các chính sách có tính hệ thống.

Nếu sử dụng phổ điểm kỳ thi THPT 2025 - vốn không dựa trên đề thi chuẩn hóa, để đánh giá chất lượng dạy học giữa các vùng miền; so sánh kết quả theo nhóm đối tượng học sinh; phân tích mức độ phù hợp của chương trình giáo dục mới, thì những phân tích đó thiếu cơ sở khoa học, dễ dẫn đến những hiểu sai thực trạng và đưa ra những chính sách phản tác dụng.

Không thể đánh đồng một kỳ thi tuyển sinh với một kỳ thi đánh giá hệ thống

Cần phân biệt rõ: một kỳ thi có thể đủ tốt để phục vụ xét tốt nghiệp hoặc tuyển sinh, nhưng không đủ điều kiện để trở thành công cụ đo lường chất lượng hệ thống giáo dục.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, với vai trò là kỳ thi đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới, hoàn toàn có thể đảm đương chức năng xét tốt nghiệp, sàng lọc đầu vào đại học. Tuy nhiên việc kỳ vọng vào phổ điểm để đánh giá chất lượng dạy học, hiệu quả chương trình hay trình độ học sinh cả nước là không thực tế, và không đúng về mặt phương pháp.

Đề thi chưa chuẩn hóa → dữ liệu không tin cậy → không thể dùng làm mốc cho phân tích giáo dục hay xây dựng chính sách.

Không nên lấy cảm tính tổ chức để thay thế nguyên tắc khoa học

Trong giáo dục, cũng như trong bất kỳ lĩnh vực nào sử dụng dữ liệu để ra quyết định, nguyên tắc "dữ liệu đáng tin cậy bắt nguồn từ công cụ đo đáng tin cậy" cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Không thể vì kỳ vọng có dữ liệu mà bỏ qua yêu cầu chuẩn hóa trong công cụ thu thập dữ liệu.

Việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 bằng đề thi ra theo phương pháp chuyên gia là một phương án tổ chức có thể chấp nhận ở mức vận hành. Nhưng không nên, và không thể sử dụng kết quả của kỳ thi này để đưa ra đánh giá hệ thống hay khuyến nghị chính sách.

Khoa học đo lường không cho phép lấy một thước đo chưa chuẩn để làm mốc chuẩn. Giáo dục càng không thể xây dựng chính sách trên dữ liệu không đáng tin cậy.

Không thể lấy phổ điểm làm căn cứ đánh giá chất lượng giáo dục - Ảnh 2.Phổ điểm 5 khối xét tuyển đại học A, A1, B, C, D1

Mời bạn đọc theo dõi phổ điểm 5 khối xét tuyển đại học truyền thống do Tuổi Trẻ Online phân tích từ dữ liệu điểm thi tốt nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề