Kỳ vọng chính sách ‘khoán 10’ trong đầu tư đường sắt

Admin

Các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống đường sắt nếu được Quốc hội thông qua sẽ không chỉ khai phóng nguồn lực xã hội, tinh thần dám nghĩ, dám làm, mà còn kích hoạt thị trường công nghiệp đường sắt trị giá hàng triệu tỷ đồng.

Tháo gỡ “điểm nghẽn” thể chế

Đúng một tháng sau khi nhận chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, vào giữa tuần này, Bộ trưởng Bộ

Nhiều chính sách đang được đề xuất để khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân tham gia cùng Nhà nước đầu tư các dự án đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị. Trong ảnh: Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đã đưa vào vận hành đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy. Ảnh: Đức Thanh.

Nghị quyết nếu được thông qua sẽ giải quyết một số vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn, thực hiện thành công các chỉ đạo mới của cấp có thẩm quyền; tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư, rút ngắn tối đa trình tự, thủ tục, thời gian chuẩn bị đầu tư, tiến độ thực hiện, đào tạo nguồn nhân lực để triển khai thực hiện các dự án.

Đồng thời, Nghị quyết còn góp phần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong việc triển khai đầu tư phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm và yêu cầu phát triển, phát huy tính chủ động, tích cực của các địa phương, bảo đảm hiệu quả đầu tư.

Đặc biệt, với tổng nhu cầu vốn đầu tư các dự án đường sắt quốc gia và hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM lên tới hơn 5,5 triệu tỷ đồng được triển khai trong thời gian từ năm 2025 đến năm 2045, nghị quyết này còn nhằm thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo; chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển đường sắt, phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và về phát triển kinh tế tư nhân.

Theo người đứng đầu ngành xây dựng, thực tiễn công tác đầu tư xây dựng các dự án đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị trong thời gian vừa qua cho thấy, còn nhiều khó khăn, vướng mắc, tập trung vào các vấn đề chính như: huy động nguồn lực; trình tự, thủ tục đầu tư; việc triển khai thực hiện quy hoạch; công tác giải phóng mặt bằng; công tác đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp đường sắt…

Để đẩy nhanh triển khai các dự án đường sắt theo quy hoạch (Hà Nội - Đồng Đăng, Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái, TP.HCM - Cần Thơ, Biên Hòa - Vũng Tàu, Thủ Thiêm - Long Thành, Suối Tiên - Thủ Dầu Một…), cần phải có các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, vượt trội. Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt mới đã được các cấp có thẩm quyền đánh giá là việc khó, có những dự án được xác định là chưa có tiền lệ và cũng đã cho phép Chính phủ tiếp tục đề xuất điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt.

Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để áp dụng chung cho đầu tư xây dựng các dự án đường sắt là rất cần thiết và cấp bách để tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, hiện thực hóa mục tiêu đầu tư hoàn thành mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị theo quy hoạch.

Kích hoạt nguồn lực tư nhân

Trong số 19 cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, chưa từng có tiền lệ được đánh giá là “khoán 10” trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng đường sắt, tại Tờ trình số 39/TTr-BXD, Bộ Xây dựng đã dành hẳn 1 điều với 7 khoản mục để quy định về đầu tư dự án đường sắt bằng nguồn vốn ngoài nhà nước.

Kỳ vọng chính sách ‘khoán 10’ trong đầu tư đường sắt ảnh 2

Nổi bật trong nhóm chính sách này, Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư dự án đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt đô thị theo mô hình Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) bằng nguồn vốn ngoài nhà nước theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP).

Các dự án đầu tư đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt đô thị theo phương thức PPP sẽ được Nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từ ngân sách nhà nước đối với đất dành cho đường sắt.

“Trường hợp dự án thực hiện theo phương thức PPP, phần kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không tính vào tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án”, Bộ Xây dựng đề xuất trong Tờ trình.

Tại Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp đối với Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt, Bộ Xây dựng cho biết, đây là nội dung quan trọng nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó có chính sách về mở rộng sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân vào các dự án quan trọng quốc gia, chính sách ưu đãi khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân tham gia cùng Nhà nước vào các dự án đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị…

Đây cũng là tâm nguyện của các doanh nghiệp tư nhân lớn nhằm chung tay cùng đất nước phát triển các tuyến đường sắt - lĩnh vực đầu tư hạ tầng chủ lực của đất nước trong thời gian tới.

Theo bà Đào Thụy Vân, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển

Vinspeed đề xuất làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Trình Quốc hội trước 20/5
Công ty của tỷ phú Phạm Nhật Vượng muốn làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Công ty của tỷ phú Phạm Nhật Vượng muốn làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Tê liệt đường sắt cao tốc vì một vụ... trộm
Tê liệt đường sắt cao tốc vì một vụ... trộm
Theo Baodautu.vn