Sau lũ, đường đến bản Cha Nga, xã Mỹ Lý (Nghệ An) có nhiều điểm bị sạt lở, sập hoàn toàn xuống lòng sông. Quốc lộ 7 qua địa bàn xã Tương Dương, Tam Quang,... cũng bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều đoạn bị khoét sâu 1-2m, đe dọa an toàn giao thông và chia cắt tuyến huyết mạch.
Mục lục
Sau cơn lũ đêm 22/7 vừa qua, đường sá, cầu cống ở các xã miền núi tỉnh Nghệ An bị thiệt hại nặng, dẫn đến nhiều bản bị chia cắt, cô lập. Trong đó có bản Cha Nga, xã Mỹ Lý, hiện nay, đường giao thông dẫn lên bản này đã bị tê liệt hoàn toàn.
Để đến được bản Cha Nga, lực lượng "4 tại chỗ" phải liều mình đi bộ men theo sườn núi và dọc vết đứt gãy của con đường hiện đang trong tình trạng
Dọc đường đi có rất nhiều điểm sạt lở, đá lăn che kín mặt đường. Trưa 25/7, sau 2 ngày đi bộ, các lực lượng chức năng mới tiếp cận được bản Cha Nga.
Tại xã Tương Dương, lũ đã cuốn trôi 3 cầu treo khiến 6 bản của xã bị cô lập hoàn toàn nhiều ngày qua. Lực lượng chức năng, chính quyền xã cũng tìm nhiều cách tiếp cận những bản làng bị cô lập nhưng gặp nhiều khó khăn.
Theo ông Lê Văn Lương, Bí thư Đảng ủy xã Tương Dương, 6 bản của xã có 437 hộ dân với hơn 900 nhân khẩu đang sống trong cảnh bị cô lập hoàn toàn. Giao thông đường bộ bị chia cắt, hàng hóa khó có thể tiếp cận, người dân khan hiếm lương thực, nước sạch, thuốc men...
Tình trạng sạt lở ta luy âm ăn sâu vào nền đường khiến nhiều đoạn gần như bị đứt hoàn toàn.
Nghiêm trọng hơn còn có nhiều điểm sạt lở ăn sâu vào đường 1-2m, đe dọa trực tiếp đến an toàn của người và phương tiện khi lưu thông qua đây.
Tại khu vực xã Tam Quang, một đoạn đường dài 60-70m đã bị sạt lở nghiêm trọng, mặt đường bị khoét sâu vào 1,5-3m. Nhiều tảng bê tông nhựa đường bị kéo sập xuống dòng sông Lam.
Trong vòng 2 ngày 22 và 23/7, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có 5 cây cầu treo và 1 cầu sắt bị nước cuốn sập trong đợt lũ lịch sử do ảnh hưởng bão số 3. Đây là những cây cầu được Nhà nước đầu tư, được cộng đồng xã hội chung tay xây dựng nhằm giúp phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ đi lại cho người dân, học sinh các bản làng miền Tây.
Xã Na Loi, tỉnh Nghệ An cũng có 5 bản bị cô lập (347 hộ, 1.735 khẩu). Các tuyến đường vào những thôn bản này có nhiều đã bị sạt lở khiến công tác tiếp cận của các lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn.
Tham khảo thêm
Lũ lụt lịch sử ở Nghệ An: Người dân bật khóc bới bùn tìm lại tài sản bị vùi lấp
Theo báo cáo mới nhất của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, tính đến 10 giờ sáng 25/7/2025, mưa lũ tại Nghệ An đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng trên diện rộng, ảnh hưởng nặng nề đến tính mạng, đời sống và tài sản của người dân. Toàn tỉnh đã sơ tán 2.011 hộ dân khỏi vùng nguy hiểm, tập trung chủ yếu tại các xã: Tương Dương, Mường Xén, Nhôn Mai, Hữu Kiệm, Bắc Lý, Lượng Minh… Trong đó, có 13 hộ ở xã Lượng Minh phải sơ tán lâu dài vì nhà bị vùi lấp hoàn toàn. Hiện có 16 xã với 146 thôn, bản, tương ứng 13.178 hộ/61.710 khẩu, đang bị cô lập hoàn toàn hoặc một phần.
Cụ thể, 3 xã bị cô lập hoàn toàn gồm: Hữu Kiệm, Nhôn Mai, Mường Típ với tổng cộng 4.958 hộ/23.674 khẩu.
13 xã bị cô lập một phần gồm: Mường Xén, Chiêu Lưu, Na Loi, Mỹ Lý, Bắc Lý, Keng Đu, Tương Dương, Lượng Minh, Yên Hòa, Hữu Khuông, Nga My, Anh Sơn Đông, Vĩnh Tường với 8.220 hộ/38.036 khẩu. Toàn tỉnh ghi nhận 4 người chết, 1 người mất tích và 4 người khác bị thương.
Năm 2025 là kỷ niệm giải Chuông vàng vọng cổ bước vào mùa thứ 20. Dịp này, các chuông vàng qua các thế hệ đã liên tiếp ra các MV ca cổ mới để ‘đãi’ khán giả mộ điệu.
Gần đây, trên mạng xã hội lan truyền rầm rộ một phương pháp được cho là "chữa đột quỵ tại chỗ" bằng cách dùng kim chích máu ở đầu ngón tay, dái tai, thậm chí là đỉnh đầu người bệnh.
Khoảng 3,4 triệu người đang nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng. Vậy ủy quyền nhận lương hưu từ khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp cần lưu ý gì?
Mấy hôm nay phụ huynh, học sinh đua nhau tìm hiểu các khái niệm toán học và ý nghĩa của chúng. Họ lần mò theo các công thức, học cách tính toán, làm đi làm lại nhiều lần để quy đổi, biết số điểm chính xác của mình trước khi đăng ký xét tuyển đại học.
Đuối nước vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em tại Việt Nam, đặc biệt trong độ tuổi từ 5 đến 14. Theo số liệu từ Bộ Y tế, mỗi năm vẫn có gần 2.000 trẻ em Việt Nam chết do đuối nước.