Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Admin

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

khoa học tự nhiên - Ảnh 1.

Phụ huynh nộp hồ sơ cho con vào lớp 6 năm học 2025 - 2026 tại TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Sau bốn năm triển khai Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại - Ảnh 2.Cải thiện tỉ lệ học sinh chọn các môn khoa học tự nhiên: Bắt đầu từ điều chỉnh thi cửĐỌC NGAY

Trên cơ sở phân tích thực tiễn và yêu cầu phát triển, việc điều chỉnh nội dung môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp đầu cấp, phân hóa cuối cấp là một lựa chọn hợp lý và khả thi. 

Cụ thể, lớp 6, lớp 7 nên tiếp tục triển khai dạy học tích hợp theo chủ đề, gắn kết kiến thức với thực tiễn, trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng tổng hợp. Đây là giai đoạn hình thành nền tảng tư duy khoa học và khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh.

Từ lớp 8, chương trình cần chuyển sang phân hóa, do đó nên điều chỉnh nội dung và tổ chức dạy học theo ba phân môn riêng: vật lý, hóa học và sinh học. 

Mỗi phân môn nên do giáo viên chuyên trách giảng dạy, giúp đảm bảo chiều sâu kiến thức, hỗ trợ thi tuyển sinh và tạo nền tảng cho định hướng nghề nghiệp học tiếp lên cấp THPT hoặc lựa chọn học nghề phù hợp và đặc biệt giúp học sinh lựa chọn các môn học vật lý, hóa học và sinh học ở cấp THPT một cách dễ dàng hơn dựa vào có căn cứ khoa học và nền tảng, sở trường và đam mê của chính mình. 

Mô hình này sẽ giúp khắc phục tình trạng giáo viên quá tải vì phải dạy trái chuyên môn, đồng thời tạo sự mạch lạc và hiệu quả trong học tập.

Cùng với đó, cần tổ chức bồi dưỡng lại đội ngũ giáo viên phù hợp với định hướng mới. Ở lớp 6, lớp 7 cần giáo viên tích hợp có năng lực thiết kế chủ đề và tổ chức trải nghiệm; ở lớp 8, lớp 9 cần giáo viên có chuyên môn sâu theo từng phân môn. 

Song song, Bộ GD-ĐT cần ban hành tài liệu hướng dẫn chuyên môn, học liệu số phù hợp với từng giai đoạn phát triển chương trình. Hình thức thi tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên cũng cần được rà soát và điều chỉnh để đồng bộ với nội dung chương trình và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn khoa học tự nhiên.

Cuối cùng, cần tăng cường đầu tư điều kiện dạy học như phòng thí nghiệm, thiết bị thực hành, học liệu điện tử, đặc biệt ở các vùng khó khăn. Đồng thời, cần có cơ chế theo dõi, đánh giá hiệu quả sau điều chỉnh để tiếp tục hoàn thiện chính sách dựa trên bằng chứng khoa học và thực tiễn.

Học sinh quay lưng môn khoa học tự nhiên

Một bất cập khác là sự lệch pha giữa chương trình học tích hợp và hình thức thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên. Trong khi mà học sinh được học tích hợp khoa học tự nhiên thì kỳ thi vẫn diễn ra tập trung chủ yếu theo môn đơn lẻ (lý, hóa, sinh). Điều này khiến học sinh phải học thêm ngoài chương trình để ôn thi, tạo áp lực không cần thiết và đi ngược lại tinh thần giảm tải của chương trình.

Hệ quả lâu dài là tỉ lệ học sinh chọn tổ hợp khoa học tự nhiên ở cấp THPT có xu hướng giảm đến mức rất báo động, đặc biệt là môn sinh học. Nhiều học sinh quay lưng với các môn khoa học tự nhiên do thiếu hứng thú, mất nền tảng, không định hướng được ứng dụng thực tiễn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tuyển đầu vào đại học cho các ngành kỹ thuật - công nghệ, vốn là động lực cốt lõi của phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên số và đổi mới sáng tạo.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại - Ảnh 2.Cải thiện tỉ lệ học sinh chọn các môn khoa học tự nhiên: Bắt đầu từ điều chỉnh thi cử

Cải thiện tỉ lệ học sinh chọn các môn khoa học tự nhiên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT không còn là chuyện của ngành giáo dục, mà là chuyện quốc gia đại sự.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề