Ông Hồ Nhân, tổng giám đốc Công ty Nanogen - đơn vị nghiên cứu sản xuất loại vắc xin COVID-19 'made in Vietnam' - đã qua đời ở tuổi 59, để lại giấc mơ không trọn vẹn.
Mục lục
Ông Hồ Nhân tham gia quá trình nghiên cứu vắc xin Nanocovax - Ảnh: DN
Ông Nhân còn được biết là một trong những doanh nhân tiên phong trong lĩnh vực công nghệ sinh học tại Việt Nam, gắn liền với hành trình nghiên cứu phát triển vắc xin Công ty Hàn Quốc muốn mua quyền cung cấp vắc xin Nanocovax
Cũng trong tháng 6-2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ làm việc với Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen (Khu công nghệ cao TP.HCM), sau khi công ty kiến nghị cấp phép khẩn cấp vắc xin Nanocovax.
Việc sản xuất được vắc xin trong nước, theo Thủ tướng, sẽ đồng thời giảm giá thành vận chuyển và sẽ hoàn toàn chủ động.
Theo ông, để có vắc xin phải đi bằng nhiều hướng và không chỉ là vắc xin ngừa COVID-19 mà còn nhiều loại vắc xin khác.
Ông Hồ Nhân cho biết vắc xin Nanocovax là loại 1 trong 15 loại vắc xin của 15 quốc gia vào lâm sàng giai đoạn 3, với công nghệ do công ty nghiên cứu làm chủ. Năng lực sản xuất hiện có thể đạt 8 - 12 triệu liều/tháng và có thể đạt tới 30 - 50 triệu liều/tháng với giá bán là 120.000 đồng, "thấp nhất thế giới" và giá này không thay đổi.
Đến cuối năm 2021, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia đã chấp thuận hiệu lực bảo vệ của Nanocovax, qua thử nghiệm giai đoạn 2 và 3, nhóm nghiên cứu đánh giá hiệu lực bảo vệ khỏi diễn biến nặng của vắc xin là 92%, hiệu lực bảo vệ khỏi tử vong là 100%, mở đường cho việc xem xét cấp phép lưu hành.
Đến tháng 2-2022, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo số 1027/PCP-KGVX gửi Bộ Y tế về việc cấp phép lưu hành vắc xin Nanocovax. Thông báo này yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương xem xét xử lý đề nghị cấp phép lưu hành vắc xin Nanocovax theo đúng quy định, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Tuy nhiên kể từ thời điểm đó đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức về việc cấp phép lưu hành vắc xin Nanocovax.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dịch tễ học và sinh học phân tử cho rằng dự án vắc xin Nanocovax là tâm huyết lớn của ông Hồ Nhân.
Trong giai đoạn dịch COVID-19 đang căng thẳng, việc doanh nghiệp tư nhân tiên phong sản xuất vắc xin trong nước như Nanocovax là rất đáng hoan nghênh. Thực tế qua các lần thử nghiệm với số lượng người tham gia lớn đã cho thấy được mức độ an toàn khi tiêm trên người.
Điều đặc biệt là vắc xin Nanocovax đã sử dụng công nghệ tiên tiến là tái tổ hợp protein. Đây là công nghệ mới rất ít nước trên thế giới có thể làm được mà đem lại độ an toàn cao cho người tiêm, ít để lại hệ lụy. Để làm được công nghệ này không hề đơn giản.
"Dù vắc xin chưa được cấp phép lưu hành nhưng việc tiên phong nghiên cứu loại vắc xin nội trong đại dịch là một nỗ lực và đóng góp rất to lớn của ông Hồ Nhân", vị chuyên gia này bày tỏ.
Tiên phong trong sản xuất công nghiệp dược
Tiến sĩ Hồ Nhân sinh năm 1966 tại TP Thủ Đức (TP.HCM). Ông là người có nền tảng học thuật vững chắc với học vị tiến sĩ tại Đại học Arizona (Mỹ).
Với tâm nguyện đóng góp cho quê hương, ông trở về Việt Nam năm 2006 khởi đầu hành trình xây dựng nền tảng khoa học công nghệ sinh học dược hiện đại và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen, dưới sự dẫn dắt của ông với cương vị chủ tịch hội đồng quản trị, đã trở thành một trong những công ty tiên phong trong sản xuất công nghệ sinh học dược tại Việt Nam.
Đáng nói, ngoài việc tiên phong nghiên cứu sản xuất vắc xin Nanocovax, năm 2010 ông Hồ Nhân đã đưa thuốc Pegnano trị viêm gan siêu vi B và C do Công ty Nanogen sản xuất chính thức ra thị trường tiêu thụ.
Việc sản xuất Pegnano với giá rẻ hơn giá thuốc nước ngoài (khi đến tay người bệnh, tùy theo loại giá thuốc Pegnano 1,5-1,9 triệu đồng/liều 180mcg) giúp người dân thuộc các thành phần thu nhập thấp trong xã hội có được thuốc để điều trị, ngăn ngừa lây nhiễm bệnh viêm gan trong cộng đồng.
Nanogen - hãng vắc xin COVID-19 ‘nghìn tỉ’ do ông Hồ Nhân từng làm chủ tịch
Báo cáo tài chính 2024 một công ty chứng khoán cho thấy họ đã chi ra gần 11,6 tỉ đồng cho hơn 162.800 cổ phần Nanogen. Con số này tương đương định giá khá cao - 71.000 đồng/cổ phần doanh nghiệp sản xuất vắc xin COVID-19 "made in Vietnam".
Dự án Nhà máy sản xuất ván tre ép OSB staBOO Thanh Hóa có quy mô hơn 26ha, công suất thiết kế đạt 225.000 m3 sản phẩm mỗi năm, tiêu thụ khoảng 1.000 tấn nguyên liệu tre/ngày...
TPO - Tiếp nhận tin báo người phụ nữ bị kẹt thang máy trong tòa nhà ở quận 5 (TPHCM), lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt, sử dụng biện pháp nghiệp vụ đưa nạn nhân ra ngoài an toàn.
TPO - HĐXX đã tuyên cả 6 bị cáo cùng tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Tuyên buộc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim nộp lại gần 69 tỷ đồng tiền thu lợi bất chính.
TPO - Ngoài 7.728 tỷ đồng thu từ đấu giá khu đất rộng hơn 59,7 ha ở đường 3/2 TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn có thêm 123 tỷ đồng từ việc bán 84 lô đất công ở chợ trung tâm huyện Xuyên Mộc.
Lễ hợp long cầu vượt sông Đáy, một trong những hạng mục trọng điểm thuộc tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Ninh Bình, đánh dấu bước tiến mới trong hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo đà phát triển liên kết vùng nhằm phát triển kinh tế...
Với lực lượng lao động lên tới hơn 1,6 triệu người, Nghệ An đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm kết nối cung - cầu lao động, thúc đẩy giải quyết việc làm. Tuy nhiên, bài toán thiếu hụt lao động chất lượng cao vẫn là thách thức không nhỏ trong quá trình thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp...
TPO - Tổng thu nhập của giáo viên mầm non chưa tương xứng với tính đặc thù và mức độ phức tạp của hoạt động nghề nghiệp nên trong dự thảo mới, Bộ GD&ĐT dự kiến điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với giáo viên mầm từ 35% lên 45% ở vùng thuận lợi và lên 80% ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.