
Túi máu được dán nhãn phụ đè lên nhãn gốc - Ảnh: Bạn đọc cung cấp
Những túi máu này, theo phản ánh là đã được dán nhãn sàng lọc và mã số từ các bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên khi đến Người thiếu máu bổ sung thế nào qua bữa ăn?
Túi máu được dán nhãn phụ đè lên nhãn gốc - Ảnh: Bạn đọc cung cấp
Những túi máu này, theo phản ánh là đã được dán nhãn sàng lọc và mã số từ các bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên khi đến Người thiếu máu bổ sung thế nào qua bữa ăn?
Trao đổi với chúng tôi về phản ánh này, lãnh đạo Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ cho biết vấn đề tiếp nhận máu từ các đơn vị tuyến trên đã được báo cáo về Sở Y tế.
Do thời gian dịch bệnh COVID-19 từ năm 2021 đến nay, tình hình kho máu của Viện Huyết học - Truyền máu trung ương và các bệnh viện ở TP.HCM có nơi bị thiếu chế phẩm máu, nơi thì thừa. Do đó các đơn vị tuyến trên điều phối máu hỗ trợ lẫn nhau.
Đến thời điểm hiện tại, có giai đoạn do nguồn cung cấp máu bị hạn chế, không đáp ứng kịp nhu cầu sử dụng của các bệnh viện nên Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ vẫn phải tiếp nhận chế phẩm máu từ các đơn vị tuyến trên để cung cấp cho các cơ sở khám, chữa bệnh trong khu vực.
Đối với mỗi đơn vị cung cấp máu, bệnh viện phải tạo một mã số riêng và một nhãn phụ riêng. Việc này nhằm dễ dàng, nhanh chóng truy xuất nguồn gốc của chế phẩm máu và để phân biệt nhận dạng chế phẩm máu do bệnh viện cung cấp trong trường hợp cần xử lý tình huống.
Quy trình tại Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ là: nhận chế phẩm máu về kho của bệnh viện (đã có nhãn hoàn chỉnh của đơn vị cung cấp); kiểm tra sơ bộ chất lượng túi máu (cảm quan về màu sắc, tính nguyên vẹn của túi máu); tiếp theo là mã hóa lại túi máu của từng đơn vị cung cấp và dùng nhãn phụ để dán lên túi máu.
Theo lãnh đạo Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ, việc dán nhãn phụ vẫn đảm bảo đầy đủ tính truy nguyên và các tiêu chuẩn về nhãn túi máu, do vẫn còn mã số của đơn vị sản xuất.
Lý giải việc dán nhãn phụ chồng lên nhãn của đơn vị sản xuất, bệnh viện cho biết do đặc tính túi máu chỉ cho phép dán nhãn trong phần diện tích nhất định (các phần còn lại để trao đổi khí cho hồng cầu sống) nên nhãn phụ phải dán đè lên một số thông tin của nhãn gốc.
Qua phản ánh, bệnh viện sẽ ghi nhận và đã nghiên cứu điều chỉnh kích thước nhãn phụ nhỏ hơn và dán ở vị trí không trùng lắp với nhãn chính của cơ sở sản xuất, nhằm đảm bảo phân loại máu và các chế phẩm được cung cấp theo từng đơn vị cụ thể.