Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.
Mục lục
NSƯT Trinh Trinh, nghệ sĩ Ngọc Nga và Lê Thanh Thảo - Ảnh: LINH ĐOAN
Hiếm có gia tộc nào ở miền Nam bền bỉ theo nghề hát được như thế. Đến nay hậu duệ đời thứ năm vẫn tiếp tục có những cô đào xuất sắc.
Đó là những gương mặt nữ nghệ sĩ đang tạo dấu ấn và được xếp vào những cô đào giỏi hàng đầu hiện nay của sân khấu cải lương TP.HCM. Có thể kể ra như Tú Sương, Quế Trân, Trinh Trinh…
Tú Sương: đào chánh số 1 của cải lương tuồng cổ
Trong thế hệ của mình,
Vợ chồng nghệ sĩ Kim Tử Long - Trinh Trinh - Ảnh: LINH ĐOAN
Gần nhất, cô được nhiều khán giả khen ngợi khi xuất hiện trong vở San Hậu với vai Tạ Nguyệt Kiểu.
Trinh Trinh là vợ của nghệ sĩ Kim Tử Long, bên cạnh là một nghệ sĩ Trinh Trinh cũng lùi lại làm hậu phương vững chắc cho chồng, chăm sóc và thỉnh thoảng dạy nghề, dựng tiết mục văn nghệ cho hai con trai tham gia văn nghệ ở trường, địa phương.
Lê Thanh Thảo, Ngọc Nga: theo nghiệp tổ tùy sức mỗi người
Không tỏa sáng trên sân khấu là đào chánh như đàn chị Tú Sương, Trinh Trinh, Quế Trân nhưng Lê Thanh Thảo (em gái nghệ sĩ Tú Sương) đang là cô đào tính cách của nhiều dự án cải lương.
Lê Thanh Thảo ngày càng chứng tỏ nội lực ở những dạng vai sắc sảo, vai độc. Ở nhiều vở cải lương tuồng cổ, cô chịu khó lăn xả để có những lớp diễn đẹp về vũ đạo lẫn ca diễn. Trong các cô đào thế hệ thứ năm của gia tộc, Lê Thanh Thảo và Tú Sương đang tham gia nhiều vở diễn, trong đó có những vở chị em họ thường ở tuyến đối đầu, tạo kịch tính, sức hấp dẫn cho vở tuồng.
Chồng của Lê Thanh Thảo là nghệ sĩ Điền Trung hiện cũng đang được đánh giá cao ở những dạng vai tính cách. Không là ngôi sao nhưng họ vẫn miệt mài làm nghề và tạo được vị trí riêng trong làng nghệ thuật hiện nay.
Vợ chồng nghệ sĩ Lê Thanh Thảo - Điền Trung - Ảnh: LINH ĐOAN
Ngọc Nga là chị của nghệ sĩ Tú Sương và Lê Thanh Thảo. Ngọc Nga yêu nghề nhưng không có tố chất nhiều như hai em gái nên cô vẫn giữ đam mê bằng những vai nho nhỏ trên sân khấu cải lương, kịch nói.
Bên cạnh đó, Ngọc Nga còn là chuyên gia trang điểm có tiếng trong làng cải lương, không chỉ chăm chút cho các em gái mà Ngọc Nga còn đắt sô, được nhiều đoàn cải lương, kịch nói, phim ảnh mời tham gia công tác hóa trang cho diễn viên. Dù ở vị trí nào Ngọc Nga cũng được mọi người quý trọng vì thái độ nghiêm túc, kỹ lưỡng trong công việc.
Hậu duệ đời thứ sáu
Có thể nói hiếm có gia tộc nào bền bỉ như nhà Minh Tơ - Thanh Tòng đến nay đã 100 năm vẫn giữ được tiếng là gia tộc theo nghề hát lừng lẫy và vẫn còn những nghệ sĩ giỏi nghề, là ngôi sao từ cải lương, kịch nói đến phim ảnh.
Một loạt cô đào thế hệ thứ năm này đang phát huy mạnh mẽ nội lực của gia tộc, họ không chỉ phát triển khả năng bản thân mà còn ít nhiều có đóng góp cho làng cải lương TP.
Chưa hết, có một thế hệ thứ sáu của gia tộc này vẫn đang nối nghề. Có thể kể ra như bé Gia Khánh và Gia Khiêm, con nghệ sĩ Trinh Trinh - Kim Tử Long; bé Kim Thư, con gái nghệ sĩ Ngọc Nga; bé Tú Quyên, Hồng Quyên, con gái của nghệ sĩ Tú Sương; bé Thảo Trâm, Thảo Trúc, con nghệ sĩ Lê Thanh Thảo - Điền Trung.
Quế Trân và Tú Sương sẽ đóng vai gì trong vở Câu thơ yên ngựa?
19-4 tới đây, gia tộc cải lương tuồng cổ Minh Tơ - Thanh Tòng và Sân khấu Đại Việt sẽ giới thiệu đến khán giả vở cải lương nổi tiếng Câu thơ yên ngựa.
Sau sáp nhập địa giới, xã Triệu Phong - nơi chúa Nguyễn lập nghiệp gần 500 năm trước - có Trường tiểu học Nguyễn Hoàng. Đây là điều tâm huyết của nhiều người suốt một thập kỷ qua.
Trường Quản trị và Kinh doanh tiền thân là khoa quản trị và kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, ra đời năm 1995, là mô hình đại học công lập tự chủ đầu tiên của Việt Nam.
30 năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của quan hệ Việt - Mỹ. Từ cựu thù ở hai chiến tuyến, hai nước đã trở thành bạn, đối tác toàn diện, rồi đối tác chiến lược toàn diện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ban hành chỉ thị về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó yêu cầu Hà Nội nghiên cứu cấm xe máy vào đường vành đai 1 từ 1-7-2026. Các chuyên gia nói gì?
Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.