Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Admin

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân các vùng sáp nhập vẫn mang chung một tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương. Mỗi thay đổi nhỏ trong giai đoạn này đều là dấu ấn đi vào lịch sử.

quê hương - Ảnh 1.

Sau 1-7-2025, bảng tên Bình Dương này đã là quá khứ để hòa nhập cùng TP.HCM - Ảnh: YẾN TRINH

Đón đợi sự đổi thay của đất nước

Từ sạp rau ở chợ đến quán cà phê nhỏ ven đường, những câu chuyện râm ran về tên gọi mới, địa giới mới đã bắt đầu trở nên quen thuộc.

Nếu đối với một số người lớn tuổi tỏ ra băn khoăn bởi cảm xúc gắn bó địa danh cũ, thì với nhiều người trẻ, đây cũng là cơ hội mở ra hướng đi mới cho việc học, việc làm, khởi nghiệp ngay trên chính mảnh đất mà trước kia từng bị xem là "vùng xa".

"Mai ai rảnh không, mình cà phê cái đi?" - anh Phan Văn Dung (35 tuổi, ngụ huyện Xuyên Mộc, tỉnh Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng - Ảnh 2.

Vùng giáp ranh TP Dĩ An, Bình Dương cũ và TP. HCM mọc lên nhiều chung cư đang hấp dẫn giới trẻ khi giờ đều là TP.HCM - Ảnh: YẾN TRINH

Cơ hội cho người trẻ

Tại một góc đường nhỏ thuộc khu chợ Lộc Giang (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An cũ, nay là xã An Ninh, tỉnh Tây Ninh mới), chị Trần Thị Kim Ngân (34 tuổi) đang loay hoay sắp xếp xe sinh tố, nước ép trái cây và bày biện thêm vài món ăn vặt lên quầy. Quê ở Cần Thơ, chị theo chồng về vùng giáp ranh này lập nghiệp đã nhiều năm.

Chồng chị, anh Lộc (33 tuổi), sinh ra và lớn lên ở đây. Với anh, chuyện người dân đi chợ ở tỉnh khác, cụ thể là thị xã Trảng Bàng cũ, tỉnh Tây Ninh - đã trở thành nếp quen từ lâu. Cây cầu Quan bắc qua con sông ngăn đôi hai vùng đất giờ là điều hiển nhiên với lớp trẻ, nhưng với anh lại là một ký ức tuổi thơ đầy hoài niệm.

"Ngày xưa để qua được Trảng Bàng là phải chèo xuồng. Mùa nước lớn, việc đi lại vất vả lắm. Tới khi có cầu Quan, mọi thứ mới đỡ hơn" - anh kể.

Hồi còn đi học, anh là dân Long An nhưng học cấp III bên Trảng Bàng, mỗi ngày vượt hơn chục cây số đến lớp. Lên TP.HCM học đại học, lập gia đình rồi quay về quê mưu sinh anh vẫn giữ thói quen ngày ngày "giao thương xuyên tỉnh" như thời cha mẹ.

"Vợ chồng tôi bán sinh tố, bánh tráng ở Long An... thiếu món gì là chạy qua chợ Trảng Bàng lấy. Bên đó chợ lớn, hàng hóa đa dạng, dễ mua bán" - chị Ngân nói thêm giờ thì tất cả đều là Tây Ninh rồi, không còn ngày ngày "làm ăn hai tỉnh nữa".

Khi hay tin tỉnh Long An sáp nhập về tỉnh Tây Ninh và vẫn giữ tên gọi Tây Ninh, anh Lộc bỗng chùng lòng: "Tự nhiên nghe vậy thì thấy cũng... hơi nhơ nhớ. Long An là miền Tây mà, còn Trảng Bàng thì thuộc Đông Nam Bộ. Vậy là mình không còn là dân miền Tây nữa sao?".

Nhưng nỗi bâng khuâng đó cũng nhanh chóng lắng xuống khi anh nghĩ đến tương lai con cái. "Nếu sau này con tôi học bên phía Trảng Bàng thì thuận tiện hơn nhiều, sát bên, không phải vượt tuyến hay lo thủ tục gì rườm rà. Về học hành, y tế, hạ tầng... thì sáp nhập cũng có lợi" - anh Lộc phấn khởi nói.

Không chỉ ở Long An, những vùng giáp ranh giữa TP.HCM và Bình Dương cũng chuyển mình đón đợi sự kiện lịch sử: sáp nhập hành chính. TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương cũ nay đã thành một phần TP.HCM. Anh Hà Văn Hoài, một môi giới bất động sản kỳ cựu, đang cập nhật thông tin cho khách về địa chỉ mới.

Anh cho biết các khu chung cư ở khu vực này đã tăng giá thấy rõ trong vài tháng gần đây.

"Như căn ở đường Tân Lập hồi đó giá loanh quanh 1,2 - 1,3 tỉ, giờ lên 1,5 tỉ rồi. Có căn còn đòi tới 1,6 tỉ. Còn lên nữa hay không thì phải coi thị trường thế nào" - anh vừa nói vừa lướt màn hình điện thoại, mở danh sách căn hộ đang chào bán.

Cũng là người chuyên chốt căn ở khu vực giáp ranh này, chị Lê Quyên, nhân viên một sàn môi giới bất động sản, xác nhận khoảng nửa năm trở lại đây giá rao bán đã "rục rịch" nhích lên từng đợt.

"Căn 40m² có nơi rao tới 1,65 tỉ, căn 55m² thì gần 2 tỉ luôn rồi. Vị trí đẹp, tầng cao, dễ bán lắm. Có căn chưa tới một tháng đã sang tay" - chị cho biết.

Theo chị Quyên, việc "lên TP.HCM" không chỉ là chuyện đổi địa danh trên giấy tờ, "người mua nhà giờ tâm lý khác liền, cùng một vị trí nhưng giờ thuộc TP.HCM".

Cả anh Hoài và chị Quyên đều nhìn nhận: sự thay đổi đơn vị hành chính đang góp phần tạo thêm "đà tâm lý" cho người dân, đặc biệt người trẻ, khi cân nhắc mua nhà, định cư. Không ít người làm ở TP.HCM nhưng chọn sống ở đây, cách trung tâm chưa tới 30 phút chạy xe, giá nhà rẻ hơn, mà giờ thì... cũng là "dân Sài Gòn" luôn rồi.

Sáp nhập tỉnh thành - hòa nhập tương lai

Sáp nhập tỉnh thành cũng là một bước đệm để kết nối, giao thoa vùng miền, đồng bộ hạ tầng. Với nhiều người trẻ, đây không chỉ là chuyện thay đổi địa giới mà còn là bước chuyển trong tư duy và hoài bão.

Những ranh giới hành chính cũ lùi vào hoài niệm, nhường chỗ cho khát vọng lập nghiệp, an cư và vươn lên giữa không gian rộng mở hơn. Người dân bây giờ không chỉ đi qua những cây cầu nối đôi bờ mà còn đang bước qua những giới hạn cũ để kiến tạo một tương lai gắn kết, năng động và nhiều hy vọng.

_____________________________________________________________

Người dân nói tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu nhập lại, cánh "đồng chó ngáp" năm xưa thoát cảnh chia cắt hành chính. Họ không còn là "người bên này - người bên kia", mà cùng là quê hương đang đổi thay từng ngày với từng vuông tôm, ao cá.

Kỳ tới: Tiếng gà Bạc Liêu không còn gáy cho dân Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng - Ảnh 3.Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Đọc tiếp Về trang Chủ đề