Tiếp sau các đơn vị Tổng công ty vận tải Hà Nội, Công ty cổ phần vận tải Newway, Công ty TNHH du lịch dịch vụ
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cùng đại diện Sở - Ngành, khách mời trải nghiệm xe buýt điện tuyến số 34 trong ngày khai trương
Tuyến xe buýt sử dụng năng lượng sạch thứ 15 vừa đưa vào hoạt động có số hiệu là tuyến buýt số 34 (lộ trình Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Gia Lâm).
Lãnh đạo Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông Thành phố Hà Nội (Tramoc) đánh giá, việc đưa tuyến buýt điện này vào hoạt động đã nâng cao một bước chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Công ty Cổ phần xe điện, cùng với đó góp phần giúp mạng lưới vận tải công cộng thành phố hiện thực hóa mục tiêu phát triển đô thị bền vững, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường.
![]() |
Lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội và các Sở, Ban ngành cắt băng, khai trương tuyến buýt điện dịp đầu năm 2025 |
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền khẳng định, để xanh hóa đoàn phương tiện xe buýt thì vai trò tiên phong của đơn vị quản lý lĩnh vực, cụ thể là Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố, Sở Xây dựng và các doanh nghiệp rất quan trọng. “Việc thay thế phương tiện xe truyền thống sang xe điện để lĩnh vực vận tải hành khách công cộng triển khai các bước tiếp theo trong kế hoạch chuyển đổi loại hình phương tiện góp phần vào công cuộc chuyển đổi xanh, chuyển đổi số của thành phố” - ông Quyền nói.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mong muốn sự chủ động của đơn vị quản lý và hợp tác của các doanh nghiệp trong nước đồng hành để cùng nhau phát triển, nhận thức được trách nhiệm với toàn xã hội; làm sao để cung cấp xe đảm bảo chất lượng và tạo được thương hiệu Việt với giá cả phù hợp.
“Khi chúng ta chuyển đổi các phương tiện giao thông sang xe điện thì chắc chắn các tuyến phố nội đô sẽ có không gian xanh, yên bình, sạch sẽ, rất tốt cho sức khỏe của người dân. Thành phố phấn đấu tới năm 2030 cơ bản chuyển đổi các phương tiện xe buýt truyền thống sang phương tiện sử dụng năng lượng xanh”, ông Quyền nói.
Triển khai thanh toán “số” trên nhiều tuyến buýt
Đề cập đến các kết quả nổi bật trong quý I/2025, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Tramoc) Thái Hồ Phương cho biết, mạng lưới tuyến, đã điều chỉnh hợp lý hóa lộ trình, dịch vụ đối với 37/126 tuyến xe buýt (chiếm 29,3%), đảm bảo lộ trình các tuyến xe buýt hợp lý hơn (tránh các điểm nóng về ùn tắc giao thông, giảm cự ly tuyến,…), hoạt động ổn định (xe hoạt động thông suốt hơn, giảm thời gian chuyến đi,…), góp phần giảm ùn tắc giao thông, phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.
![]() |
Xe buýt chạy năng lượng sạch đang từng bước “phủ xanh” vận tải công cộng Hà Nội |
Trong quý I/2025, Tramoc đã thực hiện thay thế 10 biển báo điểm dừng mẫu mới, bổ sung 6 biển báo điểm dừng, di chuyển hợp lý hóa 8 điểm dừng, số biên bản xe buýt vi phạm bình quân/tháng của quý I/2025 là 75 biên bản (giảm 10,4% so với năm 2024).
Trên lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ông Phương cho biết, triển khai Đề án và chỉ đạo của UBND thành phố, ngay trong đầu quý I/2025, Sở Xây dựng đã đưa vào vận hành thí điểm 4 tuyến xe buýt điện trung bình và nhỏ (03 tuyến số 39, 47, 59 hoạt động từ 18/01/2025 và 01 tuyến số 05 hoạt động từ 01/02/2025) với 66 xe buýt điện (55 xe buýt trung bình và 11 xe buýt nhỏ).
Tiếp đó, từ ngày 18/4/2025, Sở Xây dựng tiếp tục đưa vào vận hành 17 xe buýt điện lớn trên tuyến buýt số 34, nâng tổng số xe buýt điện đến thời điểm hiện tại là 226 xe (chiếm 12,2% so với toàn mạng), còn tính cả tổng số xe buýt điện, năng lượng xanh (CNG) đến thời điểm hiện nay là 365 xe, chiếm 19,7% so với toàn mạng.
Với lĩnh vực ứng dụng công nghệ, lãnh đạo Tramoc cho biết, đến hết quý I/2025, tổng số tuyến buýt thí điểm áp dụng thẻ vé điện tử liên thông trên toàn mạng lưới là 28 tuyến, tăng 3 tuyến so với năm 2024, chiếm 22,2% so với toàn mạng, đây là cơ sở quan trọng để tổng kết, đánh giá và nhân rộng ra toàn mạng lưới vào cuối năm 2025.
Link nội dung: https://www.doanhnghiepvaphattrien.com/15-tuyen-xe-buyt-ha-noi-duoc-xanh-hoa-a167848.html