GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Trường đại học Công nghệ - nhận giải thưởng Bảo Sơn năm 2024 lĩnh vực công nghệ kỹ thuật - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Theo ban tổ chức, sau 6 tháng phát động và quá trình đánh giá nghiêm ngặt, hội đồng giải thưởng đã lựa chọn được bốn công trình xuất sắc nhất thuộc bốn lĩnh vực.
Các công trình này không chỉ có giá trị học thuật cao mà còn mang tính ứng dụng sâu rộng, đóng góp thiết thực cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Trong bốn công trình được trao giải thưởng Bảo Sơn năm nay, có hai công trình nghiên cứu của hai
GS.TS Furuta Motoo - hiệu trưởng Trường đại học Việt - Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội - nhận giải thưởng lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Hai công trình được trao giải còn lại gồm công trình nghiên cứu và sản xuất vắc xin dịch tả heo châu Phi (tên sản phẩm: AVAC ASF LIVE) - thuộc lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường do tiến sĩ Nguyễn Văn Điệp - Công ty cổ phần AVAC Việt Nam - thực hiện.
Công trình nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị một số bệnh lý tuyến giáp - thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, do Anh hùng Lao động, Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Trần Ngọc Lương nghiên cứu thực hiện.
Giải thưởng Bảo Sơn được thành lập từ năm 2010 bởi Quỹ Hỗ trợ Giáo dục và Đào tạo Bảo Sơn, dưới sự bảo trợ của Tập đoàn Bảo Sơn.
Giải thưởng nhằm tôn vinh các cá nhân, tập thể có công trình khoa học, sáng chế có giá trị khoa học cao và đã được áp dụng trong thực tiễn có hiệu quả, có đóng góp nổi bật và ảnh hưởng tích cực đến sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và con người Việt Nam.
Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng tặng hoa lưu niệm cho các nhà khoa học đoạt giải - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Theo ban tổ chức, công trình “nghiên cứu và ứng dụng vật liệu và kết cấu compozit ba pha tiên tiến trong kỹ thuật” của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là kết quả của sự phát hiện ra một cấu trúc vật liệu compozit cacbon-cacbon mới có cấu trúc không gian 3 pha với tính năng siêu bền cơ học, siêu bền nhiệt và siêu nhẹ.
Đây là nghiên cứu có vị trí rất quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp và an ninh quốc phòng, đặc biệt trong công nghệ chế tạo tên lửa. Chính vì vậy, vật liệu này được các siêu cường quốc đặt trọng tâm nghiên cứu.
Ý tưởng nghiên cứu về loại vật liệu compozit cácbon mới siêu bền như vậy nhằm cải thiện về tầm bắn, thời gian bay cho tên lửa, gắn liền với luận án tiến sĩ khoa học của GS Nguyễn Đình Đức tại phòng thí nghiệm vật liệu compozit của Viện nghiên cứu chế tạo máy, Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô.
Phát hiện của GS Nguyễn Đình Đức là lời giải đáp mà nhiều nhà vật lý và công nghệ vật liệu lúc đó chưa thể giải quyết được để nâng cao tính năng cơ lý của vật liệu compozit, đặc biệt có tính đến mối quan hệ phi tuyến và tương tác của các thành phần gia cường trong vật liệu.
Link nội dung: https://www.doanhnghiepvaphattrien.com/bon-nha-khoa-hoc-nhan-giai-thuong-bao-son-2024-hon-3-ti-dong-moi-cong-trinh-a169646.html