Đường mang tên Nguyễn Hữu Khiếu, bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên đầu tiên, ở TP Đông Hà - Ảnh: P.X.D.
Trường hợp đặc biệt
Trước hết, Bình Trị Thiên là tỉnh có quyết định hợp nhất sớm ngay tháng 9-1975. Thứ hai là đơn vị hành chính không chỉ hợp nhất các tỉnh nhỏ mà còn bao gồm cả đơn vị hành chính đặc biệt, đó là khu vực hành chính Vĩnh Linh.
Thứ ba là hợp nhất giữa các địa phương có đặc thù địa - chính trị không giống nhau, nếu Vĩnh Linh, Quảng Bình thuộc miền Bắc cho đến ngày thống nhất đất nước thì Quảng Trị và
Trên rừng có cá, dưới biển có củi
Trong một tham luận đọc tại Đại hội Đảng toàn quốc, bí thư Tỉnh ủy là đồng chí Bùi San đã nói rõ: "Ở tỉnh Bình Trị Thiên chúng tôi, muốn mua cá thì lên rừng, muốn mua củi thì về vùng biển".
Một số người khó hiểu câu này nhưng những người từng về Bình Trị Thiên hiểu ý ông nói rằng nhờ công trình làm hồ thủy lợi mà trên rừng cũng có cá và do trồng rừng phòng hộ ven biển nên có củi. Tất cả điều này có được là nhờ chủ trương đúng đắn của chính quyền được lòng dân và được dân chung tay thực hiện.
Bài học sâu sắc như ông Lê Văn Hoan rút ra là phải gần dân, hiểu dân và thương dân, còn đối với cấp trên phải có thái độ trung thực, khách quan, tất cả vì việc chung. Ông kể những lần được gặp Tổng Bí thư Lê Duẩn:
"Anh Ba hỏi việc gì về huyện, tôi cứ thành thực trả lời, không tô hồng bôi đỏ, không kêu van khó khăn. Tôi nghĩ những đồng chí như anh Ba quá nhạy cảm với tình hình thực tế chung cả nước. Nói sai sự thật là điều tôi không hề làm từ lúc còn trong chiến tranh. Nay dù trong hoàn cảnh mới thì cũng sự thật báo cáo lại với cấp trên khi cần phải báo cáo".
Đặc biệt, nhiều lãnh đạo có công với dân, với nước, từng tham gia lãnh đạo tỉnh Bình Trị Thiên sau khi qua đời như ông Nguyễn Hữu Khiếu, bí thư Tỉnh ủy đầu tiên, đã được đương thời và hậu thế ghi nhận công lao bằng cách trang trọng đặt tên đường ở TP Đông Hà, Quảng Trị.
Một số người nửa đùa nửa thật cho rằng chính vì cái tên "nghịch trời" Bình Trị Thiên mà tỉnh này thường xuyên bị bão tố tàn phá. Tuy nhiên những người hiểu chuyện hoàn toàn không chấp nhận "suy luận" dù nửa đùa nửa thật đó. Bình - Trị - Thiên chỉ là tên ba tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế ghép lại, trước khi có tên đó thì cả dải đất này đã nhiều bão tố và sau khi trả lại tên cũ của ba tỉnh thì bão tố vẫn vậy vì đặc thù địa lý.
Ngày 1-5-1976, UBND tỉnh Bình Trị Thiên công bố ra mắt nhân dân, trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc trung ương có diện tích 18.430km2, dân số gần 1,7 triệu người với 657.760 lao động. Tỉnh có 20 huyện, một TP và hai thị xã với 1.036 xã, phường.
Chiều dài của tỉnh từ Đèo Ngang đến đèo Hải Vân hơn 320km, có bờ biển dài 340km và đường biên giới giáp các tỉnh Trung - Hạ Lào. Tỉnh Bình Trị Thiên chấm dứt hoạt động ngày 1-7-1989 để tách thành ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế như ngày nay.
(Theo tài liệu UBND tỉnh Quảng Trị)
----------------------------
Chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập từ Cần Thơ và Sóc Trăng. Sau 15 năm xây dựng quê hương từ mới bước ra khỏi chiến tranh với nhiều khó khăn, tỉnh lại có lương thực cứu đói cho nhiều địa phương qua thời thắt ngặt…
Kỳ tới: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho nơi khác
Link nội dung: https://www.doanhnghiepvaphattrien.com/ky-uc-nhung-lan-tach-nhap-tinh-ky-7-binh-tri-thien-sau-thoi-khoi-lua-a170106.html