Bệnh nhân đột quỵ điều trị tại khoa bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN
Tuổi trung bình mắc đột quỵ ở Việt Nam là 62, các nước phát triển từ 70 - 75
PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng - phó chủ tịch Hội Hai cô gái trẻ đột quỵ, nguy cơ từ uống thuốc tránh thai kéo dàiCách phòng tránh và xử lý khi bị đột quỵ
Tại khoa bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 trong một ngày gần đây đã tiếp nhận 49 bệnh nhân đột quỵ mới.
Trong đó độ tuổi từ dưới 65 chiếm gần 50%, đặc biệt có một bệnh nhân nữ sinh năm 2004.
Theo dữ liệu từ các nguồn đáng tin cậy như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và các nghiên cứu từ Đại học Oxford, Đại học Y khoa Yale, tuổi trung bình mắc bệnh đột quỵ trong dân số nói chung dao động từ 70 - 75.
Tuy nhiên con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào khu vực địa lý, giới tính, và các yếu tố nguy cơ.
"Điều này có nghĩa tuổi mắc phải đột quỵ ở Việt Nam đang thấp hơn khoảng 10 tuổi so với số liệu các nước phát triển. Hay nói cách khác, bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam đang trẻ hơn", PGS Thắng kết luận.
PGS Thắng cho biết thêm độ tuổi mắc đột quỵ của phụ nữ thường cao hơn nam giới. Nguyên nhân có thể do tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn.
Ngoài ra tỉ lệ hút thuốc lá và sử dụng bia rượu ở phụ nữ thấp hơn so với nam giới.
"Điểm mặt" các nguyên nhân
Không riêng ở Việt Nam, việc gia tăng tỉ lệ đột quỵ ở người trẻ tại các nước đang phát triển là vấn đề đáng lo ngại, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. PGS Thắng liệt kê các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:
Tăng huyết áp và các bệnh lý nền: người trẻ ngày càng phải đối mặt với các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, và rối loạn lipid máu ở độ tuổi sớm hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do lối sống ít vận động, chế độ ăn không lành mạnh (nhiều đồ ăn nhanh, ít rau củ), và béo phì vốn đang trở nên phổ biến trong bối cảnh hiện đại hóa.
Lối sống đô thị hóa: quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở các nước đang phát triển đã thay đổi thói quen sống của người trẻ.
Họ ít hoạt động thể chất hơn, tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối và đường, đồng thời chịu áp lực từ căng thẳng tâm lý do công việc và cuộc sống thành thị. Tất cả đều là yếu tố nguy cơ lớn gây đột quỵ.
Ô nhiễm không khí: ở nhiều thành phố lớn tại các nước đang phát triển, ô nhiễm không khí đạt mức báo động. thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Các nghiên cứu gần đây, gợi ý mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường và việc tăng nguy cơ đột quỵ.
Thiếu tiếp cận dịch vụ y tế: hệ thống y tế ở các nước đang phát triển thường còn hạn chế, với ít chương trình tầm soát các bệnh lý nền như tăng huyết áp hay tiểu đường. Việc không phát hiện và điều trị kịp thời các yếu tố nguy cơ khiến người trẻ dễ bị đột quỵ mà không có sự chuẩn bị trước.
Hút thuốc và sử dụng chất kích thích: tỉ lệ hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác đang tăng lên ở người trẻ tại các nước đang phát triển. Những thói quen này làm tổn thương mạch máu và tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt khi kết hợp với các yếu tố khác.
Yếu tố di truyền và chủng tộc: một số nhóm dân tộc ở các nước đang phát triển có nguy cơ cao hơn về các bệnh lý mạch máu do yếu tố di truyền. Khi kết hợp với các yếu tố môi trường và lối sống không lành mạnh, nguy cơ đột quỵ ở người trẻ càng tăng lên.
Thiếu nhận thức và giáo dục: nhiều người trẻ không nhận thức đầy đủ về các yếu tố nguy cơ và triệu chứng của đột quỵ.
Tâm lý chủ quan (cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người lớn tuổi) có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp, làm tăng tỉ lệ tử vong hoặc biến chứng nghiêm trọng.
Link nội dung: https://www.doanhnghiepvaphattrien.com/tuoi-trung-binh-mac-dot-quy-o-viet-nam-la-bao-nhieu-a170150.html