Khi
Để có sức khỏe răng miệng tốt khi niềng răng, bạn nên thực hiện nghiêm túc các bước sau:
Chải răng đúng cách
Bạn nên chọn loại bàn chải lông mềm, có kích thước vừa với miệng, đầu bàn chải thuôn. Chải răng theo chiều từ trên xuống hoặc xoay tròn trên tất cả các bề mặt răng: mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai. Đối với phần mắc cài, chải cả phần trên, phần dưới mắc cài. Sử dụng bàn chải kẽ với động tác đưa lên, đưa xuống để chải mặt bên mắc cài.
Sử dụng chỉ nha khoa với một đoạn khoảng 20 - 25 cm, luồn sợi chỉ qua dây cung, thực hiện động tác kéo ra, kéo vào, hất lên, hất xuống để làm sạch kẽ răng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bàn chải chuyên dụng cho răng mang niềng. Loại bàn chải này có thiết kế đặc biệt, thích hợp với kẽ răng khi có gắn mắc cài, đầu bàn chải nhỏ dễ dàng len lỏi và làm sạch cặn thức ăn.
Nên sử dụng kem đánh răng có chứa thành phần fluoride. Fluoride là khoáng chất cần thiết cho quá trình tạo men và ngà răng, có tác dụng bảo vệ men răng, phòng ngừa sâu răng.
Đánh răng 2- 3 lần/ ngày và không quên làm sạch lưỡi bằng bàn chải để loại bỏ 70% vi khuẩn tập trung ở lưỡi.
Sử dụng máy tăm nước
Máy tăm nước là dụng cụ làm sạch răng bằng nước đặc biệt hữu ích đối với những người đang niềng răng. Máy sử dụng tia nước với cường độ cao, giúp đi sâu vào các kẽ răng, làm sạch dây cung, mắc cài một cách tối ưu nhất.
![]() |
Cảm giác cộm và đau nhức khi mới niềng răng có thể xảy ra. Lúc này, bạn chỉ nên ăn đồ ăn mềm như cháo, súp, cơm, sinh tố, nước ép,…Ảnh minh họa: Internet |
Chế độ ăn uống khi niềng răng
Một số điều cần lưu ý khi ăn uống trong thời gian niềng răng:
Cảm giác cộm và đau nhức khi mới niềng răng có thể xảy ra. Lúc này, bạn chỉ nên ăn đồ ăn mềm như cháo, súp, cơm, sinh tố, nước ép,…
Luôn cắt thức ăn thành miếng nhỏ để dễ nhai và nuốt, không tạo nhiều áp lực lên răng.
Tránh các loại đồ ăn quá cứng, đồ ăn dính như bỏng ngô, kẹo, sườn, chân gà,… vì có thể làm ảnh hưởng đến mô nha chu xung quanh răng, làm bong mắc cài ảnh hưởng đến thời gian điều trị.
Hạn chế đồ ăn dính như kẹo dừa, kẹo cao su,… bởi khi dính vào răng hoặc mắc cài sẽ gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.
Ngoài việc quan tâm đến ăn gì khi niềng răng thì bạn còn phải cần chú ý việc ăn vào thời gian nào. Đặc biệt bạn cần lưu ý không nên ăn đồ có nhiều đường trước giờ đi ngủ mà không chải lại răng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến các cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ biết thêm được nhiều cách vệ sinh răng miệng hiệu quả để áp dụng khi niềng răng.
![]() |
Hạn chế đồ ăn dính như kẹo dừa, kẹo cao su,… bởi khi dính vào răng hoặc mắc cài sẽ gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Ảnh minh họa: Internet |
Những người không nên niềng răng
Mặc dù niềng răng được coi là một phương pháp hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe răng lợi và sự đều đẹp của răng, nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp này. Có những người không nên niềng răng bởi đó là đối tượng không được khuyến khích, có nguy cơ gặp phải hệ lụy không tốt khi niềng răng, điển hình là các trường hợp sau:
Phụ nữ mang thai: Cơ thể thai phụ sẽ trải qua nhiều thay đổi trong suốt thai kỳ. Lực tạo ra từ quá trình chỉnh nha có thể khiến thai phụ mệt mỏi hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Không những thế, sự thay đổi ở lợi trong thời gian niềng răng làm tăng nguy cơ sưng, viêm lợi.
Vì thế, niềng răng không được khuyến khích cho thai phụ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi. Nếu cần chỉnh nha thì nên chờ đến sau khi sinh xong hãy thực hiện quy trình này.
Người có bệnh lý nha chu nghiêm trọng
Viêm nha chu xảy ra khi vi khuẩn tấn công vào lợi và gây sưng viêm. Ban đầu chỉ là viêm
Link nội dung: https://www.doanhnghiepvaphattrien.com/nhung-luu-y-dac-biet-khi-nieng-rang-de-khoi-tien-mat-tat-mang-a171043.html