Đại biểu Nguyễn Anh Trí - Ảnh: Media Quốc hội
Chiều 24-6, Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Không để thi cấp dưới khó mà lên trên lại dễ
Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đề nghị ban hành danh mục các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Theo đó, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 quy định miễn học phí với người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù theo quy định của
Đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Ảnh: Media Quốc hội
Đại biểu Quốc hội: Xử lý nghiêm ô nhiễm tiếng ồn
Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Trần Thị Thanh Hương (An Giang) đã đề cập đến những bất cập trong xử lý vi phạm về tiếng ồn.
Bà nói tiếng ồn không chỉ gây khó chịu nhất thời, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.
Đây là vấn đề đã được đặt ra từ rất lâu và các bộ, ngành, địa phương cũng đã tập trung chỉ đạo xử lý vi phạm, nhưng nhìn chung việc giải quyết triệt để vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn vẫn đang còn tiếp tục gây rất nhiều bức xúc trong một bộ phận cử tri ở khu vực đô thị, và cả ở các vùng nông thôn.
Bà chỉ rõ có nhiều vướng mắc đặt ra, chẳng hạn như việc kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn được quy định tại nhiều văn bản luật khác nhau như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Giao thông đường bộ, nghị định 08, nghị định 45 của Chính phủ...
Về căn cứ xác định cũng còn nhiều vướng mắc, như theo nghị định 45 của Chính phủ để có căn cứ xử lý vi phạm cần phải đo bằng thiết bị chuyên dụng. Người đi đo tiếng ồn cũng phải được cấp chứng chỉ đào tạo.
Trong khi đó cấp huyện trước đây và cả cấp xã sau này cũng khó tìm được những người đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó, cơ quan công nhận kết quả cũng phải được cấp chứng nhận hành nghề trong lĩnh vực quan trắc tài nguyên và môi trường
"Có thể nói, trước thực trạng ý thức chấp hành của một bộ phận người dân chưa cao, rất cần có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt hơn.
Chính vì vậy bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục, vận động, đề nghị các bộ, ngành Trung ương cần nghiên cứu, hệ thống hóa các quy định của pháp luật liên quan vấn đề ô nhiễm tiếng ồn theo hướng đồng bộ, rõ ràng, cụ thể hơn.
Cần tập trung thiết lập mức giới hạn tiếng ồn phù hợp với đặc điểm của từng khu vực, và tăng cường áp dụng phương pháp đo lường bằng cơ chế giám sát tự động thông qua áp dụng các công nghệ hiện đại", bà Hương đề nghị.
Bà nhấn mạnh cần xác định cụ thể quy trình xử lý, đồng thời có chế tài nghiêm đối với các hành vi vi phạm sao cho thực sự công khai, minh bạch và khả thi hơn.
Đặc biệt, phù hợp hơn với tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay nhằm góp phần ngăn chặn hiệu quả hơn nữa tình trạng ô nhiễm tiếng ồn...
Link nội dung: https://www.doanhnghiepvaphattrien.com/thi-vao-cap-1-cap-2-rat-kho-con-thi-thac-si-tien-si-khong-kho-lam-tham-chi-rat-de-a178425.html