Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu

Từng được gia đình định hướng trở thành một nữ tu, nhưng Lê Lợi Thư Đình (Lilywiu) lại chọn lối đi đầy sắc màu cho mình: trở thành một tác giả truyện tranh được giới trẻ yêu thích với bộ truyện 'Tàn lửa'.

Lê Lợi Thư Đình - Ảnh 1.

Tác giả Lê Lợi Thư Đình (Lilywiu) giao lưu với bạn đọc tại Hà Nội - Ảnh: T.ĐIỂU

Tàn lửa là truyện tranh Việt Nam rất được bạn đọc trẻ tuổi chú ý trong thời gian gần đây, dù mới ra mắt 2/7 tập.

Với lối kể chuyện lớp lang gãy gọn, nét vẽ tỉ mỉ chi tiết, đầy ắp chất liệu văn hóa, lịch sử của dân tộc, Lilywiu đã mang đến cho bạn đọc tác phẩm truyện tranh đặc sắc đáp ứng được cả phần nội dung lẫn hình thức.

Nhiều người không ngờ bộ truyện tranh kịch tính, hấp dẫn về thời buổi giao thời Á - Âu ở nước ta khoảng những thập niên đầu của thế kỷ 20 lại do một tác giả gen Z sáng tác.

Từ đứa trẻ ngoan đạo

Lê Lợi Thư Đình, sinh năm 1999 trong một gia đình Công giáo ở TP.HCM, có mẹ là người gốc Hoa.

Hồi nhỏ Thư Đình là một đứa trẻ ngoan đạo, rất thuộc kinh. Ba mẹ Thư Đình rất vui mừng vì cô con gái "được ơn" của mình, định hướng cho con trở thành một nữ tu. Thư Đình hồi ấy cũng thuận theo ba mẹ, muốn trở thành một nữ tu, một đời phụng sự Chúa.

Nhưng rồi một ngày Thư Đình thấy mình có thể chọn những chân trời khác. Cô quyết định thử những lối sống khác trước khi quyết định số phận của mình. Và Thư Đình chọn lao vào thế giới rộng lớn để khám phá những chân trời mới nhiều sắc màu.

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Thư Đình đi

Hai tập đầu của bộ Tàn lửa - Ảnh: NXB Kim Đồng

Đến tác giả truyện tranh

Dịch COVID-19 đến, giống như nhiều Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu - Ảnh 4.Tác giả truyện tranh Tommy, cá sấu nhỏ và Thỏ Nhí ham học hỏi dạy trẻ em vẽ ở đường sách

Khi nhận dự án truyện tranh, Thư Đình nghĩ đó nhất định phải là một câu chuyện liên quan đến người Việt Nam.

Một buổi đến trường, ngang qua phòng làm điêu khắc bên cạnh lớp học minh họa của cô, Thư Đình bắt gặp tượng điêu khắc có nhiều tay, người thì nói đó là con bạch tuộc, người nói nó giống con nhện. Một bức tượng mà mỗi người thấy theo cách khác nhau.

Thư Đình nghĩ mọi thứ nên tương đối, chúng ta nên chọn cái gì đó tích cực. Đó chính là ý tưởng cho bộ truyện tranh mà Thư Đình sẽ viết.

Và Tàn lửa ra đời, là câu chuyện trong một gia đình giàu có trong thời buổi giao thời Á - Âu những năm đầu thế kỷ 20 ở nước ta.

Thư Đình cho biết cô có niềm hứng khởi đặc biệt với những thời kỳ lịch sử đặc biệt, những xung đột giá trị. Đó là thời kỳ mang đến những câu chuyện rất sâu sắc nảy nở từ những xung đột cũ - mới.

Về giai đoạn lịch sử đất nước đầu thế kỷ 20, Thư Đình quan tâm ngay từ khi học cấp II, III qua văn chương thời kỳ này. Cô hình dung một xã hội đầy xung đột qua văn chương của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao.

Và tác phẩm đầu tiên của mình, Thư Đình chọn sáng tác một câu chuyện đặt trong bối cảnh xã hội Việt Nam thời kỳ đặc biệt ấy.

Thư Đình đã tham dự nhiều triển lãm nghệ thuật và truyện tranh quốc tế, trong đó truyện ngắn Innocent Rabbit của cô vừa nhận giải Standard Award của Vietnam Manga Festival do Indent tổ chức.

Tàn lửa được lên kế hoạch xuất bản bảy tập. Đến nay tập 2 đã ra mắt bạn đọc, do NXB Kim Đồng phát hành.

Tuy nhiên giấc mơ của Thư Đình không dừng lại ở tác giả truyện tranh. Cô còn muốn thử sức với vai trò biên kịch phim truyền hình.

Nữ tác giả truyện tranh Tàn lửa - Ảnh 2.Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://www.doanhnghiepvaphattrien.com/le-loi-thu-dinh-tac-gia-truyen-tranh-suyt-tro-thanh-nu-tu-a180959.html