Bác sĩ Nguyễn Quang Bảy thăm khám cho bệnh nhân - Ảnh: BVCC
Các bệnh viện cho biết những năm gần đây, số người trẻ mắc bệnh Biến chứng chết người vì các bệnh lý thần kinh do đái tháo đườngCông nghệ thay đổi cuộc sống của gần 6 triệu người đái tháo đường30 giây có 1 người đái tháo đường phải cắt cụt chi: Cách gì để phòng tránh?
"Hiện đái tháo đường type 2 đang có xu hướng trẻ hóa. Căn nguyên do tình trạng béo phì, kết hợp với một số yếu tố di truyền hoặc ngoại cảnh như stress, thức ăn có nhiều chất oxy hóa, chất bảo quản… sẽ dẫn tới đái tháo đường type 2.
Những biểu hiện điển hình của căn bệnh nguy hiểm này là tăng đường huyết kèm theo nhiều biến chứng khác về tim mạch, gan và thận", bác sĩ Tuấn nhận định.
Các chuyên gia y tế cho hay có một số trẻ nhỏ mắc bệnh do lối sống sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học khi hằng ngày dành quá nhiều thời gian ngồi xem tivi, điện thoại, máy tính…
Bác sĩ Nguyễn Quang Bảy lưu ý những trẻ thừa cân béo phì là đối tượng có nguy cơ cao, cần đặc biệt lưu ý. Trong đó trẻ em trong độ tuổi 14, 15 đang thừa cân béo phì, đặc điểm cần lưu ý như trẻ béo mà có kèm theo tình trạng gai đen vùng da gáy hoặc có thể ở nách thì cần theo dõi đái tháo đường.
"Những đám da đen sần sần là dấu hiệu cảnh báo trẻ đề kháng insulin, gặp cũng nhiều hơn. Dấu hiệu gai đen vùng da gáy cũng có liên quan đến kháng insulin và đái tháo đường, đó là biểu hiện của kháng insulin", bác sĩ Bảy cho biết.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo khi có những biểu hiện như khát nước nhiều, tiểu nhiều, sút cân nhiều, vết thương lâu lành, mệt mỏi, tê bì tay chân cảm giác như kiến bò, kim châm, nhìn mờ… người dân nên đến cơ sở y tế kiểm tra để được bác sĩ thăm khám. Việc phát hiện sớm tiền đái tháo đường hay đái tháo đường type 2 sẽ giúp điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Dự phòng bệnh đái tháo đường thế nào?
Theo bác sĩ Bảy, cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu đã đánh giá và khẳng định hiệu quả của các phương pháp dự phòng bệnh đái tháo đường từ giai đoạn đầu mắc bệnh, tốt hơn là tiền đái tháo đường hoặc ngay cả khi cơ thể hoàn toàn bình thường.
Các phương pháp dự phòng bao gồm thay đổi lối sống và các biện pháp can thiệp khác, chẳng hạn như những người béo phì có thể phẫu thuật. Trong đó thay đổi lối sống, thực hiện ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên là phương pháp rẻ tiền nhất, hiệu quả nhất nhưng đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ.
Lưu ý dinh dưỡng cho người đái tháo đường
Theo bác sĩ Lê Hồng Dân - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường là hạn chế tối đa glucid (chất đường bột), điều này có tác dụng tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa.
Tuy nhiên chế độ ăn cho người đái tháo đường không cần kiêng hoàn toàn chất đường, bột. Trong khẩu phần ăn vẫn có thể chọn ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là chất xơ có lợi cho tiêu hóa cũng như làm đường huyết tăng chậm hơn.
Một lưu ý cho người đái tháo đường là khi sử dụng thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng như sữa thì nên giảm khẩu phần ăn. Bên cạnh đó, nếu người bệnh vẫn có thể ăn bổ sung các nhóm thực phẩm thì không cần sử dụng sữa để bổ sung năng lượng.
Bệnh nhân cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện chế độ ăn đảm bảo an toàn trong suốt quá trình điều trị.
Link nội dung: https://www.doanhnghiepvaphattrien.com/bao-dong-nguoi-tre-mac-benh-dai-thao-duong-a181153.html