Người dân làm thủ tục công chứng tại TP.HCM - Ảnh: N.X.
Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 1-7. Trong số những thay đổi đáng chú ý, quy định bắt buộc chụp ảnh quá trình ký văn bảnTừ 1-7, người dân có thể công chứng điện tử, trực tuyến ra sao, giá trị pháp lý có như văn bản giấy?ĐỌC NGAY
Đặc biệt, các tổ chức hành nghề công chứng phải đầu tư cho các giải pháp bảo mật số như hệ thống lưu trữ riêng, phần mềm chống tấn công mạng và quy trình sao lưu dữ liệu để ngăn chặn rò rỉ thông tin.
Tổng hợp các chi phí này tạo ra gánh nặng đáng kể, có thể ảnh hưởng đến giá dịch vụ.
Quy định chụp ảnh vô tình chạm đến một trong những vấn đề nhạy cảm nhất: quyền riêng tư và bảo mật thông tin cá nhân.
Nỗi lo của người dân không phải là không có cơ sở, bởi trên thực tế quy trình triển khai đang bộc lộ sự thiếu đồng bộ và phát sinh nhiều vấn đề.
Có văn phòng đầu tư máy ảnh chuyên dụng, nhưng không ít nơi lại sử dụng điện thoại cá nhân của công chứng viên để chụp ảnh.
Nguy hiểm hơn, để tiện cho việc in ấn, những hình ảnh này thường được chuyển tiếp qua các ứng dụng nhắn tin phổ biến như Zalo, Messenger. Quy trình tự phát này vô tình đã đẩy một dữ liệu pháp lý nhạy cảm ra khỏi phạm vi kiểm soát an toàn của tổ chức, lưu trữ nó trên máy chủ của bên thứ ba và tạo ra nguy cơ rò rỉ từ chính thiết bị cá nhân.
Dù luật đã nêu rõ mục đích lưu trữ, nhưng lại hoàn toàn bỏ ngỏ các quy định mang tính kỹ thuật về một quy trình khép kín: chụp bằng thiết bị nào, truyền tải qua kênh bảo mật ra sao, in ấn và tiêu hủy bản nháp thế nào.
Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu hình ảnh cá nhân bị lạm dụng sau khi đã "dạo một vòng" qua các ứng dụng trung gian?
Điều này đòi hỏi phải sớm hoàn thiện khung pháp lý về bảo mật, cần có sự nỗ lực phối hợp giữa các bộ, ban ngành và tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng.
Trọng tâm là cần phải xác định hình ảnh công chứng là dữ liệu cá nhân nhạy cảm, yêu cầu quy trình lưu trữ được mã hóa, kiểm soát truy cập nghiêm ngặt và quy định chế tài xử lý nghiêm khắc đối với hành vi làm lộ, lọt thông tin.
Bên cạnh đó cần tăng cường kiểm tra, giám sát từ sở tư pháp và Cục Bổ trợ tư pháp. Việc thanh tra, kiểm tra đột xuất không chỉ dừng ở việc "có chụp ảnh hay không" mà phải đi sâu vào quy trình bảo mật dữ liệu số và các biện pháp an ninh mạng tại văn phòng công chứng.
Trong bối cảnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ là chìa khóa. Các văn phòng công chứng cần đầu tư vào hệ thống lưu trữ và bảo mật hiện đại, trong khi Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ và đào tạo bắt buộc về bảo vệ dữ liệu cá nhân cho đội ngũ công chứng viên.