Cần tăng phụ cấp cho y bác sĩ để ngăn “chảy máu chất xám” ở y tế công. Trong ảnh: khám bệnh cho trẻ ở Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) - Ảnh: DUYÊN PHAN
Gần 15 năm qua, phụ cấp trực, phụ cấp
Các y bác sĩ chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) - Ảnh: NAM TRẦN
Phụ cấp mới nên tính theo lương cơ sở
Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết chế độ phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật cho bác sĩ làm việc tại các cơ sở y tế công lập được quy định theo nghị định 73 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy quy định này đã áp dụng gần 15 năm và đến nay chưa được điều chỉnh tăng thêm.
So với sự thay đổi vật giá, trượt giá và biến động xã hội, phụ cấp này đã lỗi thời và rất thấp. Với các chế độ phụ cấp hiện nay được quy định theo một số tiền tuyệt đối là không hợp lý mà nên tính theo lương cơ sở.
"Việc điều chỉnh theo lương cơ sở sẽ giúp phụ cấp tăng theo thời gian, phù hợp với sự phát triển của xã hội, tránh được tình trạng bị lạc hậu như hiện tại", vị này nhận định.
Lãnh đạo Bệnh viện quận 7 (TP.HCM) cho biết phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, tiền trực, tiền ăn cho nhân viên y tế bắt buộc phải tăng, thậm chí phải làm sớm hơn. Quy định hiện hành được áp dụng vào năm 2011 đã lỗi thời, lạc hậu trong khi lương tối thiểu vùng, lương công nhân viên chức cũng đã tăng nhưng giá khám chữa bệnh và phụ cấp vẫn đứng im.
Thế nhưng, khi tăng tiền phụ cấp, tiền trực cho nhân viên y tế phải tính toán đến việc giá dịch vụ khám chữa bệnh sao cho phù hợp, nếu không sẽ rất bất cập. Trước đó, tăng lương cơ sở nhưng giá dịch vụ khám chữa bệnh không tăng dẫn đến hiện nay nhiều bệnh viện tự chủ đang rất căng thẳng khi chi trả lương.
Phụ cấp sẽ tăng từ 30 - 70%
Bộ Y tế đang xây dựng dự thảo nghị định mới quy định về một số chế độ phụ cấp đặc thù và phụ cấp chống dịch đối với công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở y tế công lập.
Cụ thể, định mức nhân lực cho một phiên trực sẽ được tính theo quy mô và phân hạng của cơ sở y tế. Về chế độ phụ cấp, người lao động trực 24/24 giờ vào ngày làm việc sẽ được hưởng mức phụ cấp tùy theo phân hạng cơ sở y tế, sẽ tăng từ 30 - 70%.
Bộ Y tế cũng đề xuất quy định cụ thể mức phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật dành cho nhân viên y tế tham gia trực tiếp trong quá trình thực hiện các ca mổ. Theo đó, phụ cấp phẫu thuật được chia theo bốn loại hình cơ sở y tế: loại đặc biệt, loại 1, loại 2 và loại 3. Mức đề xuất này có nhiều khoản đã tăng gấp hơn 3 lần so với quy định hiện hành.
Đề xuất lần này của Bộ Y tế nhằm cụ thể hóa chính sách đãi ngộ cho nhân viên y tế, đảm bảo sức khỏe và quyền lợi của người lao động trước thực tế chi phí sinh hoạt, cuộc sống ngày càng tăng cao.
Y tế công lập trích 10 - 16% nguồn thu để cải cách tiền lương
Trước thực tế các bệnh viện ở TP.HCM chênh lệch thu chi ở mức rất thấp nên rất khó khăn trong việc trích lập các quỹ cho hoạt động của bệnh viện, nhất là trong bối cảnh các bệnh viện còn nhiều khó khăn do giá viện phí chưa được tính đúng và đủ, HĐND TP đã thông qua nghị quyết quy định tỉ lệ trích nguồn thu để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương cho các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
Thay vì phải trích lập 40% theo mức trích lập chung của TP, các đơn vị sự nghiệp y tế công lập sẽ trích 16% số thu được để lại đối với các đơn vị có mức độ tự chủ tài chính từ 120% trở lên; 10% số thu được để lại đối với các đơn vị còn lại.
Với quy định về mức trích nguồn thu để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương như trên sẽ giúp các bệnh viện công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ vừa đảm bảo được nguồn để thực hiện chính sách chi thu nhập tăng thêm theo cơ chế đặc thù của TP vừa trích lập được quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh cho người dân.
1 năm hơn 600 viên chức y tế ở TP.HCM nghỉ việc
15 năm không tăng thêm tiền phụ cấp trực, phẫu thuật, chống dịch..., nhiều bác sĩ âm thầm rẽ hướng sang bệnh viện, phòng khám tư nhân. Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, năm 2024, ngành y tế TP ghi nhận 642 viên chức nghỉ việc, trong đó có 286 bác sĩ, 259 điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.
Đáng nói, số nhân viên y tế nghỉ việc này đều có thời gian công tác lâu năm trong ngành, có nhiều kinh nghiệm chuyên môn cao; trong khi hầu hết nhân viên mới tuyển dụng lại là bác sĩ, điều dưỡng trẻ, mới tốt nghiệp, phải mất một thời gian để đào tạo.
Chuyển công sang tư, bác sĩ dễ bị lụt nghề
Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại bệnh viện công lập và tư nhân tại TP.HCM, bác sĩ Hồ Mạnh Tường, tổng thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM, cho rằng sự dịch chuyển bác sĩ giữa các bệnh viện là chuyện thường xảy ra trên thế giới, chỉ mới xuất hiện nhiều hơn tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Có nhiều lý do các bác sĩ ở bệnh viện công sang tư nhân. Đa số những bác sĩ này sau khi thay đổi môi trường làm việc ít phát triển thêm về chuyên môn do số lượng bệnh nhân ít hơn và ít trường hợp khó để nâng cao tay nghề. Sau một thời gian, những bác sĩ này dễ bị lụt nghề.
Xếp lương khởi điểm cho bác sĩ ở bậc 2
Liên quan đến đề xuất tăng phụ cấp đặc thù cho nhân viên ngành y tế, mới đây Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã trả lời cử tri các tỉnh thành.
Tăng phụ cấp đặc thù
Theo đó, người đứng đầu Bộ Y tế nêu rõ hiện nay ngoài mức lương được hưởng theo quy định của Chính phủ, đội ngũ cán bộ y tế còn được hưởng nhiều chế độ phụ cấp khác. Các khoản phụ cấp này bao gồm: phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp đặc thù cho các nhiệm vụ thường trực 24/24 giờ, tham gia chống dịch, thực hiện phẫu thuật hoặc thủ thuật. Bên cạnh đó, cán bộ y tế còn được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; và các khoản phụ cấp đặc thù khác tại một số bệnh viện hoặc dành riêng cho nhân viên y tế thôn bản. Ngoài ra, bộ trưởng Bộ Y tế cho hay một số địa phương cũng đã chủ động ban hành các nghị quyết của HĐND tỉnh để quy định nội dung và mức chi đặc thù riêng nhằm thu hút nhân lực y tế về làm việc tại tuyến y tế cơ sở và lĩnh vực y tế dự phòng.
Về cải cách chính sách, Bộ Y tế hiện đang đề xuất xếp lương khởi điểm ở bậc 2 cho các chức danh như bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng và dược sĩ khi được tuyển dụng, thay vì bắt đầu từ bậc 1 như hiện hành.
Nhân viên y tế làm việc tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) - Ảnh: DUYÊN PHAN
2 nghị định về phụ cấp sẽ hoàn tất trong tháng 9-2025
Đồng thời, bộ cũng đang xây dựng hai nghị định mới quan trọng: một là nghị định thay thế nghị định 56/2011 về phụ cấp ưu đãi theo nghề (dự kiến hoàn thành trong tháng 12-2025); hai là nghị định quy định về phụ cấp đặc thù, phụ cấp chống dịch và hỗ trợ cho nhân viên y tế thôn bản - dự kiến sẽ hoàn tất trong tháng 9-2025.
Cũng theo dự thảo của Bộ Y tế, nguồn kinh phí chi trả dự kiến sẽ bao gồm: ngân sách nhà nước theo phân cấp; thu sự nghiệp của đơn vị được để lại theo quy định và nguồn thu hợp pháp của đơn vị (nếu có). Trường hợp đơn vị sử dụng các nguồn kinh phí quy định tại điểm a, b và c khoản này nhưng vẫn không bảo đảm đủ nguồn để thực hiện chế độ phụ cấp quy định tại nghị định này thì được ngân sách nhà nước bổ sung theo phân cấp ngân sách hiện hành.
Bổ sung phụ cấp cho một số đối tượng khác
Lần đầu tiên, trong dự thảo Bộ Y tế đề cập đến chế độ phụ cấp cho người tham gia hoạt động hiến - ghép mô, tạng như tư vấn hiến tạng, hồi sức chết não, lấy - bảo quản - vận chuyển mô/tạng, điều phối ghép tạng... Theo Bộ Y tế, hiện chỉ có 33 bệnh viện có tổ tư vấn hiến tạng, trong đó không nhiều tổ hoạt động hiệu quả do chế độ đãi ngộ còn thiếu. Tương tự, cấp cứu ngoại viện cũng được nhấn mạnh là lĩnh vực then chốt nhưng chưa có chính sách thống nhất trên cả nước. Các địa phương hiện đang áp dụng khác nhau, có nơi dựa vào quyết định 73/2011/QĐ-TTg, có nơi không áp dụng.
Dự thảo đề xuất xây dựng chế độ phụ cấp riêng cho nhân lực cấp cứu ngoại viện và nhân lực điều phối cấp cứu ngoại viện. Nhóm này sẽ được hưởng chế độ phụ cấp nhằm khuyến khích hoạt động trực liên tục, điều phối hiệu quả và hướng dẫn sơ cứu cho người dân tại hiện trường.
Link nội dung: https://www.doanhnghiepvaphattrien.com/tang-phu-cap-ngan-chay-mau-chat-xam-nganh-y-a182637.html