Lãnh đạo BHXH TP.HCM trả lời các câu hỏi của phóng viên - Ảnh: THÙY DƯƠNG
Tại hội nghị cung cấp thông tin quý 4-2023 cho báo chí do Rút bảo hiểm xã hội một lần: Có thể không dừng lại ở 2 phương ánĐỌC NGAY
Ngoài ra, theo ông Hà, nguyên nhân dẫn đến việc hồ sơ BHXH quá tải là do người lao động mất việc vì suy thoái kinh tế, nhất là sau dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh, cắt giảm nhân sự, người lao động phải nghỉ việc.
Đặc biệt thời điểm năm 2021, 2022, thậm chí trong năm 2023, số lượng người bị sa thải do mất việc làm tăng đột biến, trong khi đó trụ sở BHXH các quận, huyện còn chật hẹp như quận 12, huyện Hóc Môn, TP Thủ Đức... số lượng biên chế ít nên hệ thống BHXH bị quá tải", ông Hà trình bày.
Vì thế nên mới có tình trạng người dân phải trải chiếu, giăng mùng mền... chờ được rút BHXH một lần.
"Thời gian qua chúng tôi đã có phương án xử lý, nhằm tránh tình trạng ùn ứ hồ sơ. Cụ thể như nhận hết hồ sơ BHXH một lần của người dân đến nộp trong ngày kể cả sau khi hết giờ làm việc; tiếp nhận hồ sơ thông qua hệ thống bưu điện, tiếp nhận thủ tục trực tuyến… Dù chúng tôi đã làm nhiều điểm hồ sơ nhưng vẫn còn xảy ra tình trạng này", ông Hà phân trần.
Với kinh nghiệm xử lý hồ sơ nhiều năm qua, ông Hà dự đoán số lượng hồ sơ năm 2024 sẽ tiếp tục tăng, tuy nhiên "chúng tôi sẽ cố gắng xử lý để không xảy ra tình trạng này".
Cũng tại hội nghị, ông Lò Quân Hiệp - giám đốc BHXH TP.HCM - cho biết trong năm 2023 có 20,59 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT, trong đó ngoại trú 18,81 triệu lượt người, nội trú 1,78 triệu lượt người, tăng 18,76% so với năm 2022. Số tiền chi khám BHYT 22.688 tỉ đồng, tăng 14,15% so với cùng kỳ năm trước.
Về ý kiến khi các bệnh viện thiếu thuốc, người bệnh BHYT có nên được tự mua thuốc và sau đó được BHYT chi trả tiền lại, ông Trần Dũng Hà cho rằng khi bệnh viện thiếu thuốc, bệnh nhân không nên tự đi mua thuốc vì đây là trách nhiệm của bệnh viện chứ không phải của bệnh nhân.
"Có bệnh nhân không có tiền nhập viện phải ra ngoài mua thuốc không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị bệnh, sức khỏe người bệnh... Các bệnh viện nên liên hệ phối hợp nhau tìm nguồn thuốc đã có kết quả trúng thầu theo quy định đề nghị nhường lại cho bệnh viện đang thiếu thuốc.
Bộ Y tế cũng nên có hướng dẫn, xử lý trong những tình huống này", ông Hà nêu ý kiến.
Link nội dung: https://www.doanhnghiepvaphattrien.com/nam-2024-co-con-canh-giang-vong-nam-xuyen-dem-cho-rut-bao-hiem-xa-hoi-mot-lan-a78903.html