Tổ công tác của Đội cảnh sát giao thông tuần tra dẫn đoàn thuộc Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC08) Công an TP.HCM đo nồng độ cồn một người tham gia giao thông - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Thời gian này, nhiều người có xu hướng chọn uống Bia không cồn uống bao nhiêu thì vừa
Theo cơ chế thì bia lúa mạch mà chưng cất tách cồn thì sẽ không hại gan mà còn ích lợi cho tiêu hóa. So sánh với bia có cồn, bia không cồn sẽ ít gây hại cho gan hơn.
Về việc uống bia không cồn, khi thổi nồng độ cồn, chỉ số có lên không, bác sĩ Minh Đức cho rằng theo nguyên tắc, nếu bia không có cồn thì khi thổi nồng độ cồn sẽ không lên.
Tương tự, bác sĩ CKII Trần Ngọc Lưu Phương - chuyên khoa tiêu hóa - gan mật Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) - cho hay trong bia thường có các thành phần chính là cồn êtylic, nước và phụ gia tạo mùi vị. Bia không cồn được lấy hết cồn ra.
Khi uống bia không cồn, dù với số lượng nhiều cũng không gây say, không ghi nhận có cồn trong máu nên khi thổi, nồng độ cồn không lên.
Bác sĩ Lưu Phương cho biết thêm tác hại của rượu bia đối với sức khỏe người uống là do cồn gây nên. Với bia không cồn thì hầu như không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên người uống thường cảm thấy không ngon, khi chỉ có mùi vị bia nhưng không có cồn.
Link nội dung: https://www.doanhnghiepvaphattrien.com/uong-bia-khong-con-khi-thoi-nong-do-con-co-len-khong-a79542.html