Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn xuất khẩu, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê như anh lập nghiệp.
Mục lục
Gia đình nhỏ yêu thương của Nhật Thuận - Ảnh: TRÚC QUYÊN
"TP.HCM là quê hương thứ hai của tôi. Điều này rất nhiều người đã nói, nhưng càng ngày tôi càng cảm nhận sâu sắc ý nghĩa câu nói ấy. Từ một thanh niên 18 tuổi xa quê vào đây học, chưa hình dung sau này mình sẽ như thế nào, nhờ thành phố này mà tôi có nhiều thứ, từ cơ hội làm ăn đến tổ ấm gia đình...", Nguyễn Đức Nhật Thuận (34 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) chia sẻ sau 16 năm học tập và khởi nghiệp tại miền đất hứa.
Hòa vào nhịp sống thành phố
Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn xuất khẩu mà miền trong gọi là bánh canh, nói về TP.HCM với từ bao dung. Anh cảm giác được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê như anh lập nghiệp và anh rất biết ơn điều đó.
Bên trong quán Cà Mèn của Thuận trên đường Hoa Sứ (quận Phú Nhuận), tầng dưới nhân viên tất bật phục vụ món cháo bột, bánh ướt, miến lươn xào... cho khách ăn trưa, tầng trên là văn phòng Công ty Cà Mèn.
Thuận chân chất trò chuyện với chúng tôi về những gì đã qua và dự định tương lai với ánh mắt sáng ngời, giọng Quảng Trị đặc sệt bên bức tường treo những bức ảnh, những câu thơ, sự kiện lịch sử của quê hương đất lửa.
Năm 2009, cậu thanh niên gầy rộc từ miền nông thôn xa xôi vào Nam học ngành
Các sản phẩm Cà Mèn làm tại TP.HCM được xuất bán ở siêu thị châu Âu - Ảnh: NVCC
Những mối giao tình
Năm 2018, do phát triển nhanh nên việc kinh doanh của Thuận lại gặp khó, chỉ còn một quán. Anh kể: "Vợ chồng tôi trả lương thưởng cho nhân viên xong chỉ còn 500.000 đồng trong túi, càng thấm nỗi vất vả trong khởi nghiệp. Chưa kể những khoản nợ, có lúc phải đi cầm cả laptop để xoay xở. Nhưng chúng tôi tiếp tục cố gắng".
Mọi thứ dần ổn định trở lại thì dịch COVID-19 ập đến. Trải qua khó khăn thời điểm 2018 nên dù dịch không kinh doanh được, Thuận vẫn hóm hỉnh kể: "Tôi đã có độ lì rồi nên không lo lắng lắm. Chúng tôi xoay qua phục vụ cộng đồng bằng bếp yêu thương Cà Mèn.
Từ tháng 7 đến tháng 11-2021, mỗi ngày chúng tôi nấu 700 - 800 phần cơm cho bệnh viện dã chiến, khu cách ly. Cứ 2-3h sáng dậy nấu, 10h xe của bệnh viện và các chiến sĩ đến nhận.
Có những ngày tiêm vắc xin về bị sốt nhưng không nghỉ vì sợ bà con những khu đó chờ cơm của mình".
Chính trong thời điểm này, Thuận càng cảm nhận tinh thần chia ngọt sẻ bùi của người dân TP.HCM trong khó khăn, đau thương. Biết bao người đã mở lòng, san sẻ với nhau. Thành phố trong đại dịch rất đau thương nhưng vẫn vô cùng dễ thương.
Sau một tuần nấu, Thuận không còn kinh phí mà nhóm ngại nhận ủng hộ, nhưng sau đó mọi người biết đến và góp vào.
Thời gian giãn cách đó, nhiều người hỏi anh các món đặc sản của quán có bán theo dạng đóng gói không, và anh quyết định dấn vào con đường này. Anh và các bạn tập trung nghiên cứu sản phẩm trong căn phòng trọ chỉ chừng 15m2.
Nửa cuối năm 2022, họ bắt đầu tung sản phẩm cháo bột đóng gói và gặt hái trái ngọt là những đơn hàng xuất khẩu đầu tiên.
Đến nay, công ty và quán ăn, nhà xưởng của Thuận tạo việc làm cho người cùng quê và các bạn trẻ tại TP.HCM với hơn 50 nhân sự. Việc xuất khẩu mở rộng hơn 10 nước như Mỹ, Úc, Canada..., không chỉ Việt kiều mà người bản địa cũng ưa chuộng. Mỗi năm công ty xuất khoảng 10-15 container.
Thành phố tạo cơ hội cho những ai biết cố gắng
Tạm ngơi câu chuyện khởi nghiệp, Thuận dành nhiều cảm xúc nói về TP.HCM. Với anh, thành phố sôi động, có rất nhiều cơ hội trao cho những ai biết cố gắng.
Anh tâm sự: "Nhiều khi không phải thân thích ruột thịt, nhưng những cô chú, bạn bè trong thành phố luôn ủng hộ, tạo điều kiện cho mình. Cô chú chủ nhà mùa dịch COVID-19 giảm tiền thuê, trước nay không tăng giá. Bây giờ mỗi khi gửi tiền nhà, cô chú hay hỏi cần hỗ trợ hay giảm tiền thuê không con?".
Từ một anh chàng quê tỉnh hồi trước còn nhiều lúng túng, rồi hòa vào nhịp khởi nghiệp của thành phố trẻ, Thuận tham gia các chương trình giao lưu, sinh hoạt cộng đồng khởi nghiệp, dự triển lãm quốc tế, từ đó học hỏi, kết nối nhiều mối quan hệ.
Thế giới tự nhiên hoang dã giữa Sài Gòn50 năm nhìn Sài Gòn đổi thay qua từng khung hình, ta còn lại gì trong ký ức?Người Sài Gòn với nhau mà...
"Nhịp sống TP.HCM dường như giúp mỗi người cởi mở hơn, không e ngại với việc thay đổi, làm ăn. Vùng đất này cho mình những đức tính như sự hào sảng, cho đi...", Thuận nói.
Trong khả năng của mình, từ ngày đầu khởi nghiệp, anh và những cộng sự vào dịp rằm mỗi tháng thường tổ chức nấu 200-300 phần cơm tặng bà con khó khăn. Đây cũng là một việc nhỏ để anh đền đáp ân tình của mảnh đất thân thương.
Quen với cuộc sống nơi đây, Thuận chia sẻ đi đâu vài ngày là cảm thấy nhớ. Tên ở nhà của con gái 6 tuổi là Mèn, khi gọi mang âm hưởng thương hiệu Cà Mèn, vừa là câu "Mèn ơi" quen thuộc của người miền Nam.
Hành trình 10 năm tương đối dài nhưng Thuận tâm sự còn phải nỗ lực nhiều sau "cột mốc nhỏ xíu" này. Anh ấp ủ mở chuỗi quán và nhiều dự tính sẽ vươn xa như thành phố đang đổi thay, phát triển từng ngày.
Người đồng hành và hậu phương vững chắc nhất của Thuận là vợ anh - chị Trịnh Thị Thu Sương. Làm công ty bên ngoài nhưng tối về chị qua quán phụ giúp, kể cả dọn dẹp, rửa chén.
Ai cũng nói Thuận may mắn khi ở bên Sương vì chị hiểu anh, hiểu Cà Mèn nhất, luôn đưa ra những lời khuyên để điều chỉnh tốt hơn, cùng nghiên cứu sản phẩm, cải thiện cung cách phục vụ. Chị làm ở lĩnh vực triển lãm công nghiệp, có góc nhìn để anh tham khảo.
Nói về người bạn đời, chị Sương chia sẻ: "Chưa bao giờ hai đứa giận nhau quá hai ngày trong 8 năm qua. Chúng tôi luôn thấy may mắn vì có gia đình lớn ở quê ủng hộ, có Cà Mèn, có vợ, có chồng và bé Mèn để dù cuộc sống có mệt mỏi ra sao cũng cảm thấy nhẹ nhàng hơn".
*************
15 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời thành phố hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền cùng lòng quyết tâm thay đổi cuộc đời.
>> Kỳ tới: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy
Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố
Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.
TPO - Từ một vết sùi nhỏ ở quy đầu, người đàn ông 45 tuổi sống tại TPHCM đã mất toàn bộ cơ quan sinh dục do ung thư. Bi kịch bắt đầu từ sự chủ quan, trì hoãn điều trị khi tổn thương còn nhỏ, dẫn đến hậu quả nặng nề cả về thể chất lẫn tinh thần.
TPO - Dự án Nhà máy nước sạch gần 230 tỷ đồng ở huyện Hương Khê được khởi công vào năm 2020, sau nhiều lần gia hạn, đến nay vẫn chưa thể vận hành. Mới đây, Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu chủ đầu tư kiểm điểm, xử lý trách nhiệm.
Ngày 18/05/2025 vừa qua, Công ty TNHH HCM57 Technology đã vinh dự đón nhận hai danh hiệu danh giá: Top 10 Thương hiệu tín nhiệm hàng đầu châu Á 2025 và Sản phẩm & Dịch vụ chất lượng châu Á 2025 tại Lễ công bố “Thương Hiệu Tín Nhiệm Hàng Đầu Châu Á - Asia Top Brand Award” lần thứ 8 tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (TP. Hồ Chí Minh).
Sự xuất hiện của cá mái chèo tại Ninh Thuận khiến nhiều người tò mò, nhưng các chuyên gia khẳng định chưa có mối liên hệ rõ ràng giữa hiện tượng này và nguy cơ thiên tai.
TPO - 108 cây thông hai lá dẹt có tuổi đời từ 700-1.000 năm, chiều cao lên tới 40m tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà vừa được vinh danh là cây di sản Việt Nam.
TPO - NSƯT Quang Thắng chia sẻ anh từng trải qua thời gian dài vật lộn với cuộc sống, làm nghề 10 năm không mua nổi chiếc xe đạp, 35 tuổi mới đủ tiền cưới vợ.
TPO - Cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ vụ người đàn ông nước ngoài bị nhóm thanh niên đánh tới tấp ở đường Bùi Viện (còn gọi phố đi bộ Bùi Viện), phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TPHCM.
TPO - Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, Ngày hội tuyển sinh khối các ngành Khoa học và Công nghệ diễn ra tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sáng 18/5. Có khoảng hơn 5.000 học sinh và phụ huynh đến từ 30 trường THPT tại Hà Nội tham gia chương trình. Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.