Giao Chính phủ quy định khung số lượng Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh. Ảnh: Như Ý Bà Hạnh cho rằng, việc quy định số lượng phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh đồng đều trên cả nước là chưa phù hợp với thực tế mới. Do đó, đại biểu đề xuất giao Chính phủ quy định khung số lượng phó chủ tịch HĐND, UBND cấp tỉnh, đảm bảo phù hợp với quy mô và đặc điểm của từng đơn vị hành chính. Cùng mối quan tâm, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đề nghị tiếp tục rà soát, chỉnh lý các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND, UBND, chủ tịch UBND để làm rõ nét hơn chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Đặc biệt, phải làm rõ hơn cơ chế kiểm soát và trách nhiệm giải trình của UBND. Ông Trịnh Xuân An cũng đề nghị tăng cường số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách, hoạt động giám sát của HĐND cấp địa phương. "Hiện nay, khối lượng nhiệm vụ của UBND rất lớn. Nếu không tăng cường cơ chế giám sát của HĐND, nhất là tăng cường số lượng đại biểu chuyên trách sẽ rất khó phát huy được quyền, nghĩa vụ của cơ quan dân cử", đại biểu An nêu quan điểm. Quy định rõ trách nhiệm UBND, chủ tịch UBND tỉnh Cũng tại phiên thảo luận, đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (Bắc Giang) đề nghị quy định rõ hơn trách nhiệm UBND, chủ tịch UBND tỉnh trong việc trực tiếp chỉ đạo, điều hành giải quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác. Đại biểu Hà cho rằng, cần thiết bổ sung quy định trách nhiệm của UBND, chủ tịch UBND tỉnh trong trường hợp cần thiết trực tiếp chỉ đạo, điều hành giải quyết vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp mình. Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (Bắc Giang). Ảnh: Như Ý Tuy nhiên, đại biểu đoàn Bắc Giang nhìn nhận, quy định này còn chung chung, trong trường hợp cần thiết sẽ chưa thể hiện rõ trách nhiệm của cấp tỉnh, có thể dẫn đến vướng mắc, bất cập trong tổ chức thi hành. Từ đó, đại biểu đề nghị quy định chặt chẽ hơn, hoặc giao Chính phủ quy định chi tiết tăng cường trách nhiệm của cấp tỉnh trong việc bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn. Bà Hà cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật, nhất là luật có liên quan về phân cấp, phân quyền, ủy quyền để đảm bảo đồng bộ, thống nhất. Đại biểu Phạm Hùng Thắng (Hà Nam) cho rằng, đây là dự án luật quan trọng, có tác động lớn đến tổ chức bộ máy và hoạt động kinh tế - xã hội. Vì thế, đại biểu đoàn Hà Nam lưu ý rà soát kỹ nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương khi thực hiện mô hình hai cấp. Về phân quyền, dự thảo quy định UBND cấp tỉnh được đề xuất với Chính phủ đề nghị Quốc hội phân quyền cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở địa phương thực hiện nhiệm vụ phù hợp khả năng và điều kiện thực tiễn. Nhất trí với quy định này, song ông Phạm Hùng Thắng cho rằng, cần bổ sung quy định về trách nhiệm của
Sáp nhập tỉnh, thành phố, có nên khống chế 'cứng' số lượng lãnh đạo cấp phó?
Admin
14:00 14/05/2025
TPO - Đại biểu Quốc hội đề xuất giao Chính phủ quy định khung số lượng phó chủ tịch HĐND, UBND cấp tỉnh, đảm bảo phù hợp với quy mô và đặc điểm của từng đơn vị hành chính.
Bộ trưởng Nội vụ: Bỏ cấp huyện, nhiệm vụ của xã, phường mới sẽ 'rất nặng'

Bộ trưởng Nội vụ: Bỏ thi nâng ngạch, cán bộ, công chức sẽ rất vui!

Bộ Nội vụ thống nhất với phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Khánh Hòa mới