Sở Y tế Thanh Hóa nói về việc phát hiện thuốc giả trong 3 năm qua

Admin

Ngày 6-5, Sở Y tế Thanh Hóa cho biết từ năm 2023 đến nay cơ quan chức năng của sở đã thanh tra, kiểm tra, phát hiện hàng chục loại thuốc giả. Từ đó, ngăn chặn được nhiều loại thuốc giả đến tay người bệnh.

Sở Y tế Thanh Hóa nói về việc phát hiện thuốc giả trong 3 năm qua - Ảnh 1.

Số thuốc chữa bệnh giả mà Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ hồi tháng 4 vừa qua - Ảnh: Công an tỉnh Thanh Hóa cung cấp

Theo Sở Y tế Thanh Hóa, năm 2023 cơ quan chức năng của sở kiểm tra, phát hiện 2 mẫu thuốc không đạt chỉ tiêu chất lượng, 6 mẫu nghi ngờ là giả, 1 mẫu chưa được phép lưu hành.

Năm 2024, phát hiện 4 mẫu thuốc không đạt chỉ tiêu chất lượng, 8 mẫu nghi ngờ là giả, 2 mẫu chưa được phép lưu hành.

Sau khi phát hiện các mẫu nghi ngờ là thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, Sở Y tế Thanh Hóa chuyển thông tin cho công an phối hợp truy xuất nguồn gốc, điều tra, xử lý theo quy định.

Riêng về xử lý vụ

Cán bộ Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh Thanh Hóa, thuộc Sở Y tế tỉnh này kiểm nghiệm chất lượng thuốc chữa bệnh - Ảnh: Công an tỉnh Thanh Hóa cung cấp

Từ thông tin do Sở Y tế cung cấp năm 2024, Công an TP Thanh Hóa đã điều tra, phá thành công đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn tại 5 địa điểm là nơi sản xuất, cất giấu hàng hóa, nơi làm việc của các nghi phạm tại TP Hà Nội, TP Cần Thơ và tỉnh Bến Tre.

Công an đã thu giữ tại nơi sản xuất và trên thị trường các sản phẩm thuốc giả gồm: 657 hộp thuốc Cefuroxim 500mg, 3.258 hộp thuốc Cefixim 200mg, 100 hộp thuốc Augxicine, 100 hộp thuốc Panadol Extra, 724 hộp thuốc Panactol dạng vỉ nén, 1.080 lọ thuốc Panactol.

Thu giữ nhiều nguyên liệu để sản xuất thuốc kháng sinh giả gồm: 2,2 tấn phụ gia, tá phẩm; 1.000 tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Cefuroxim, 10 vỏ thùng vỏ hộp Panactol, nhiều máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất thuốc giả như: máy ép, khuôn ép vỉ, băng keo dán.

Phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an

Theo Sở Y tế Thanh Hóa, từ năm 2023 đến nay, thực hiện quy chế phối hợp giữa Sở Y tế và Công an tỉnh này, Sở Y tế thường xuyên chia sẻ thông tin về thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm nghi ngờ là giả, không đảm bảo chỉ tiêu chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ đến Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường để phối hợp truy tìm nguồn gốc, xử lý triệt để người vi phạm.

Đặc biệt, ngày 6-1-2025, Sở Y tế Thanh Hóa đã có công văn về việc kiểm tra, xử lý kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc bao gồm: thuốc giả Tetreacyclin TW3, Cloroxid TW3, Cefixim 200, Fugacar; thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ gồm: Sabumol, Rodogyl, Zepam, Augmentin.

Ngày 23-1-2025, Sở Y tế có công văn về việc kiểm tra, xử lý kinh doanh thuốc giả Pharcoter, Cloroxid TW3, Tetracyclin TW3.

Từ thông tin do Sở Y tế cung cấp và công tác trinh sát, nắm tình hình trong lĩnh vực kinh doanh dược, các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện nghi phạm tại TP Thanh Hóa mua một số sản phẩm giả (thuốc Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter, NeoCodion) được sản xuất ở địa phương khác, đem về bán trên mạng xã hội.

Từ sự phối hợp chặt chẽ nêu trên, giữa tháng 4 vừa qua, Công an tỉnh Thanh Hóa đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả quy mô lớn, khởi tố 14 bị can về tội "sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh".

Gần ba năm, Sở Y tế Thanh Hóa phát hiện hàng chục loại thuốc giả  - Ảnh 4.Phá đường dây sản xuất thuốc chữa bệnh giả, thu giữ lô hàng rất lớn

Tối 16-4, Phòng cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả với quy mô lớn, bắt giữ 14 nghi phạm về tội 'sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh'.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề