Sốc nhiễm khuẩn nặng sau mũi tiêm chữa đau vai ở phòng khám gần nhà

Admin

Bà P.T.X. (61 tuổi, ở Hải Dương) vừa được cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương. Bà nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn nặng sau khi tiêm khớp vai tại một phòng khám gần nhà.

sốc nhiễm khuẩn - Ảnh 1.

Bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thăm khám cho bệnh nhân - Ảnh: BVCC

Khoảng 10 ngày trước nhập viện, bà X. xuất hiện đau vùng khớp vai phải và đến một phòng khám gần nhà để tiêm thuốc trực tiếp vào khớp.

Tuy nhiên triệu chứng không cải thiện mà còn đau tăng lên. Sau đó bà chuyển sang điều trị châm cứu nhưng tình trạng tiếp tục xấu đi, xuất hiện sốt cao, sưng nề toàn bộ vai lan xuống cánh tay phải.

Cơ sở y tế địa phương chẩn đoán bà bị áp xe phần mềm nghi do nhiễm khuẩn. Dù đã dùng kháng sinh, tình trạng không cải thiện; huyết áp tụt và phải duy trì thuốc vận mạch để giữ huyết áp.

Trước diễn biến nguy kịch, bà X. được chuyển lên khoa cấp cứu, Đau vai gáy, đến phòng khám tư tiêm rồi bị liệt cả người

Các xét nghiệm phản ánh tình trạng viêm toàn thân rất nặng.

Bà X. được điều trị tích cực bằng kháng sinh phổ rộng, hồi sức nội khoa và chăm sóc tích cực. Sau vài ngày, huyết áp ổn định, liều thuốc vận mạch giảm dần, tình trạng sốt và sưng nề cải thiện rõ rệt, các chỉ số viêm giảm đáng kể.

Bác sĩ Trương Tư Thế Bảo - khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - cho biết đây là trường hợp điển hình về hậu quả nghiêm trọng của việc tiêm khớp tại cơ sở không đảm bảo vô trùng.

Kim tiêm là đường vào trực tiếp, nếu không đảm bảo vô khuẩn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào mô mềm, gây viêm, nhiễm trùng máu và tử vong nếu không xử trí kịp thời. Với người cao tuổi, có hệ miễn dịch yếu, nguy cơ nhiễm trùng nặng càng cao.

Trường hợp bệnh nhân này là minh chứng rõ ràng cho nguy cơ đe dọa tính mạng từ một thủ thuật tưởng chừng đơn giản.

"Người dân nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế được cấp phép khi cần tiêm, truyền dịch hay châm cứu. Sau tiêm nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường như đau tăng, sốt, sưng nề hoặc tụt huyết áp… cần đến cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt để được xử trí kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc", bác sĩ Bảo khuyến cáo.

Sốc nhiễm khuẩn nặng sau mũi tiêm chữa đau vai ở phòng khám tư - Ảnh 2.Nhiễm trùng máu vì tự ý tiêm điều trị đau cột sống

TTO - Bà Phạm Xuân B. (41 tuổi, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) đau cột sống thắt lưng nhiều năm nhưng không khám, điều trị tại cơ sở y tế mà tự ý nhờ người tiêm cột sống dẫn đến nhiễm trùng máu.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề