
Học sinh Trường THPT Ngô Quyền, đặc khu Phú Quý trong một lần tham gia văn nghệ ở trường - Ảnh: LÊ QUANG TRỌNG
Trường THPT Ngô Quyền ở đặc khu Phú Quý, tỉnh Lâm Đồng (trước là đảo Phú Quý, tỉnh
Học sinh Trường THPT Ngô Quyền, đặc khu Phú Quý trong một lần tham gia văn nghệ ở trường - Ảnh: LÊ QUANG TRỌNG
Trường THPT Ngô Quyền ở đặc khu Phú Quý, tỉnh Lâm Đồng (trước là đảo Phú Quý, tỉnh
Học sinh Trường THPT Ngô Quyền, đặc khu Phú Quý, Lâm Đồng - Ảnh: LÊ QUANG TRỌNG
Một số tiết học cần có tương tác từ điện thoại, phải làm sao? Theo các thầy, để khắc phục một số tình huống đặc biệt, nhà trường đưa ra thêm nhiều giải pháp dự phòng.
Đó là một số tiết học có nội dung hướng dẫn sử dụng/tương tác qua điện thoại (mỗi năm học không quá 5 tiết) thì giáo viên bộ môn là người chịu trách nhiệm với ban giám hiệu.
Nếu có dùng điện thoại thì ghi rõ khung giờ và làm việc gì. Ngoài tiết học đó, nếu phát hiện học sinh sử dụng thì coi như vi phạm quy chế.
Ngoài ra mỗi lớp sẽ có hai học sinh trong ban truyền thông. Một trong hai bạn này được mang điện thoại đến trường và chỉ sử dụng khi giáo viên cho phép.
Lý giải tình huống này, thầy Lê Quang Trọng cho biết sẽ không làm gián đoạn khâu truyền thông của lớp và trường. Các em cũng có thể nghe được thông tin nhắn nhủ khẩn của giáo viên trong một số tình huống.
"Mọi việc làm như vậy đều được nhà trường phân tích kỹ với phụ huynh từ đầu năm học, thậm chí lâu lâu phải khảo sát ý kiến các em. Nếu các bạn có đề nghị, nhà trường sẽ bố trí mỗi phòng một tủ bảo vệ điện thoại. Tủ này đóng lại đầu giờ học và chỉ được mở khi kết thúc các hoạt động giáo dục trên trường", thầy Trọng chia sẻ.
Các thầy phấn khởi nói thêm thành công ở chỗ là sau khi khảo sát chính các bạn học sinh lớp 12, phần lớn đều đánh giá cao mức độ hiệu quả của giải pháp trên.
"Kết quả là đến cả các bạn học sinh cũng không ngờ sau thời gian cai điện thoại lại hay đến vậy. Chúng tôi làm bước khảo sát toàn khối 12, tất cả đều giơ tay đồng lòng nên tiếp tục quy chế này để chú tâm hơn vào việc học", thầy Thọ phấn khởi nói.