
Niềm vui của thí sinh Hà Nội sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 - Ảnh: NAM TRẦN
Lo ngại khi ngày càng nhiều thí sinh chọn thi khoa học xã hộiĐỌC NGAY
Niềm vui của thí sinh Hà Nội sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 - Ảnh: NAM TRẦN
Lo ngại khi ngày càng nhiều thí sinh chọn thi khoa học xã hộiĐỌC NGAY
Những nguyên nhân trên dẫn tới hậu quả nghiêm trọng về chất lượng giáo dục toàn diện và cơ cấu nguồn nhân lực quốc gia. Tình trạng học lệch khiến học sinh thiếu hụt các năng lực cốt lõi, đặc biệt là tư duy logic, phản biện, sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề - các năng lực thiết yếu trong thế kỷ 21.
Chất lượng đầu vào đại học cũng bị suy giảm khi học sinh chọn môn thi theo hướng đối phó thay vì phù hợp với ngành học. Hệ lụy sâu xa hơn là sự suy giảm nguồn nhân lực STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học), ảnh hưởng đến chiến lược phát triển công nghệ cao và đổi mới sáng tạo quốc gia.
Thị trường lao động tương lai có thể sẽ mất cân bằng khi thiếu hụt nhân lực chất lượng cao ngành kỹ thuật - công nghệ, trong khi thừa cử nhân các ngành xã hội.
Ở các nước phát triển như Phần Lan, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, việc thi tốt nghiệp yêu cầu học sinh hoàn thành tối thiểu 7-10 môn học thuộc đầy đủ các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, nghệ thuật và thể thao.
Quan trọng hơn, các quốc gia này đều tổ chức riêng biệt hai kỳ thi: tốt nghiệp phổ thông đánh giá năng lực toàn diện, còn tuyển sinh đại học sử dụng các kỳ thi độc lập, chuyên sâu phù hợp với ngành đào tạo.
Vì vậy, để cải thiện thực trạng thi lệch nên học lệch, Việt Nam cần nhanh chóng điều chỉnh theo hướng tăng số lượng môn thi tốt nghiệp, yêu cầu mỗi học sinh thi ít nhất một môn trong cả hai nhóm KHTN và KHXH để tránh tình trạng học lệch.
Quan trọng hơn, cần nhanh chóng nghiên cứu phương án tách biệt kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh đại học, tạo điều kiện đánh giá đúng mục tiêu: vừa hoàn thành giáo dục phổ thông toàn diện, vừa lựa chọn đúng người, đúng ngành trong giáo dục đại học.
Tăng cường tính phân hóa
Nếu vẫn phải duy trì một kỳ thi chung như hiện nay với mục tiêu kép, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần khẩn trương cải tiến cách và kỹ thuật ra đề thi, tăng cường tính phân hóa và thực tiễn, phản ánh đồng thời năng lực toàn diện của người tốt nghiệp THPT và năng lực chuyên biệt phục vụ xét tuyển đại học.
Phải đổi mới đồng bộ
Tình trạng học lệch hiện nay là biểu hiện tích tụ của quá trình đổi mới thiếu đồng bộ. Khi chương trình, giáo viên, cơ sở vật chất, tư vấn hướng nghiệp, chính sách thi cử và chiến lược nhân lực quốc gia chưa "ăn nhập" đồng bộ với nhau, thì mọi nỗ lực cải cách giáo dục sẽ tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn.
Muốn tránh học lệch, không cách nào khác là phải đổi mới đồng bộ, nhất quán và toàn diện từ chương trình, tư vấn hướng nghiệp và nhất là thi cử. Đó là con đường duy nhất để giáo dục Việt Nam thực sự phát triển bền vững.