Thủ đoạn của đường dây sản xuất, buôn bán 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả

Admin

13 người tổ chức sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả đang phải hầu tòa.

sách giáo khoa - Ảnh 1.

Các bị cáo tại phiên tòa - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Ngày 12-5, TAND TP Đà Nẵng xét xử vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả (

Các luật sư bào chữa cho các bị cáo - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Để tiêu thụ sách giả, Luật đã liên hệ, thỏa thuận với Điền bán sách giáo khoa giả với giá có mức chiết khấu từ 65 - 69% so với giá bìa.

Điền bán lại cho khách với mức chiết khấu từ 62 - 65%, hưởng lợi 3 - 4% trên mỗi cuốn sách giả. Điền còn giao nhân viên quản lý việc đặt hàng, nhận hàng, phân phối, tiêu thụ sách giả; thuê lái xe vận chuyển sách giả...

Điền đã mua của Luật 1.176.744 cuốn sách giáo khoa giả các loại.

Điền đã bán cho Lê Duy Quang 19.804 cuốn sách giáo khoa giả. Ngoài ra, Quang còn đặt mua của Trần Ngọc Tấn 416 cuốn sách giả.

Quang thuê em ruột của mình là Lê Minh Trí giúp thực hiện việc kiểm đếm, nhận sách giả, vận chuyển đi bán.

Số sách giả trên được Quang bán lại cho các nhà sách tại Đà Nẵng, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác, giá chiết khấu từ 35 - 40%, hưởng lợi khoảng 10% trên mỗi cuốn sách.

Điền cũng chào bán 4.795 cuốn sách giả các loại cho Nguyễn Văn Ánh.

Ánh bán lại sách giả cho các nhà sách, cửa hàng văn phòng phẩm và hưởng tiền chênh lệch.

Còn Phạm Tin đã mua của Luật 86.274 cuốn sách giáo khoa giả để bán lẻ tại các nhà sách của mình.

Cáo trạng cáo buộc Luật cùng Quang đã tổ chức, sản xuất 1.648.737 cuốn sách giáo khoa giả thành phẩm có tổng giá trị theo giá in trên bìa là hơn 51,1 tỉ đồng và 347.220 bản in bán thành phẩm, chưa gia công hoàn thiện.

Thủ đoạn của đường dây sản xuất, buôn bán 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả - Ảnh 4.Khởi tố vụ bán sách giáo khoa giả hơn 1,3 tỉ đồng tại Hậu Giang

Điểm kinh doanh do Nguyễn Phong Lai làm đại diện có hơn 79.000 quyển sách giáo khoa giả, trị giá hơn 1,3 tỉ đồng.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề